Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm hiện nay diễn ra như thế nào?
Mục lục
Việc nộp đơn đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình một cách tốt nhất thì tác giả, chủ sở hữu sản phẩm nên tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm. Bạn muốn đăng ký nhưng không biết cần những giấy tờ gì hay không biết đăng ký bản quyền như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Văn phòng đăng ký bản quyền.
1. Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm là gì?
Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả để chủ thể của sản phẩm có thể khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với sản phẩm do bản thân sáng tạo ra thông qua việc nộp đơn đăng ký cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi sản phẩm (logo, nhãn hiệu,…) được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định thì đều có thể được đăng ký bản quyền sản phẩm.
Những lợi ích có thể thấy một cách dễ dàng khi đăng ký bản quyền, như:
- Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, như: sao chép, lạm dụng sản phẩm với mục đích xấu,…
- Được trao quyền khai thác sản phẩm cho cá nhân, tổ chức khác;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sử hữu sản phẩm khi xảy ra các tranh chấp giành quyền sở hữu giữa các bên;
- Tăng sự uy tín của sản phẩm đến người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy doanh số công ty,…
2. Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm hiện nay
Quy trình các bước đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm nhìn chung được diễn ra như sau:
Bước 1: Xác định loại hình muốn đăng ký bảo hộ bản quyền
Loại hình sản phẩm khi đăng ký bản quyền được chia thành nhiều đối tượng khác nhau và tùy vào từng sản phẩm sẽ được đăng ký dưới hình thức khác nhau.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Sau khi xác định được loại hình sẽ đăng ký bản hộ thì tiến hành soạn thảo những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký bản quyền cho sản phẩm;
- Hai bản sao hợp lệ sản phẩm dự kiến đăng ký quyền tác giả;
- Giấy ủy quyền cho chủ thể khác đại diện đăng ký bảo hộ (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quyền nộp hồ sơ bảo hộ quyền tác giả (nếu có);
- Giấy tờ chấp thuận của đồng tác giả, nếu do nhiều tác giả cùng tạo ra sản phẩm;
- Giấy tờ chấp thuận của đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả của sản phẩm thuộc sở hữu chung.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho chủ thể khác nộp hồ sơ tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội. Nếu ở các tỉnh miền Nam và miền Trung có thể đăng ký tại Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả ở TP.HCM và Đà Nẵng để thuận tiện.
Bước 4: Theo dõi quá trình giải quyết
Trong quá trình thẩm định hồ sơ, cán bộ tiếp nhận và giải quyết có thể yêu cầu bạn sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ. Chính vì lẽ đó, bạn cần theo dõi quá trình để kịp thời điều chỉnh.
Bước 5: Nhận văn bằng bảo hộ
Sau khi thẩm định và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Văn bằng bảo hộ để ghi nhận quyền sở hữu quyền tác giả cho chủ sở hữu.
3. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm
Văn phòng đăng ký bản quyền cung cấp các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Sở hữu trí tuệ trong đó có dịch vụ hỗ trợ thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm, gồm:
- Tư vấn và giải đáp những vướng mắc pháp lý cho Quý Khách hàng;
- Tư vấn chi tiết và tra cứu các thông tin liên quan đến đăng ký bản quyền;
- Hỗ trợ làm tờ khai đăng ký bảo hộ và các giấy tờ liên quan khi được yêu cầu;
- Đại diện Khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký khi được yêu cầu;
- Làm đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi xâm phạm quyền,…