Bảo hộ bản quyền tác phẩm nghệ thuật dân gian bao lâu?
Mục lục
Các tác phẩm nghệ thuật dân gian là những giá trị văn hóa truyền thống cần được gìn giữ và phát triển. Tương tự như các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả khác, việc bảo hộ bản quyền tác phẩm nghệ thuật dân gian được pháp luật quy định và hướng dẫn cụ thể. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu về các quy định này ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
>>> Tham khảo thủ tục đăng ký bản quyền tác giả: Đăng ký bản quyền cần chuẩn bị những gì?
Tác phẩm nghệ thuật dân gian là tác phẩm như thế nào?
Khoản 1 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có hướng dẫn rõ:
“Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:
a) Truyện, thơ, câu đố;
b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
d) Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.”
Sử dụng tác phẩm nghệ thuật dân gian
Đặc điểm nổi trội là tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian được lưu giữ bằng trí nhớ của con người. Đây là cơ chế sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Có thể thấy, với cơ chế truyền miệng, tác phẩm nghệ thuật dân gian là tài sản chung của cộng đồng. Vì vậy, trong vấn đề sử dụng, khai thác các tác phẩm này bạn phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.”
Cụ thể, cần hiểu chính xác rằng:
- Sử dụng tác phẩm nghệ thuật dân gian là việc sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
- Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm nghệ thuật dân gian là việc chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.
Bảo hộ bản quyền tác giả của tác phẩm nghệ thuật dân gian
Việc xác lập bảo hộ bản quyền tác giả của tác phẩm nghệ thuật dân gian được tiến hành theo cơ chế tự động. Với quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Tuy nhiên, với các tác phẩm Truyện, thơ, câu đố; Điệu hát, làn điệu âm nhạc; Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi sẽ được được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ.