Thành phần hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận mới nhất
Mục lục
Nhãn hiệu chứng nhận được hiểu là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép chủ thể khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của chủ thể đó để chứng nhận về xuất xứ, vật liệu, nguyên liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu,… Bài viết dưới đây sẽ tư vấn để các bạn có thể hiểu rõ quy trình đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.
1. Tìm hiểu những giấy tờ cần có khi đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Thành phần hồ sơ cần có khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận gồm những giấy tờ sau đây:
- Tờ khai đề nghị bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận;
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Quy chế về sử dụng mẫu nhãn hiệu chứng nhận;
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký bảo hộ, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đăng ký bảo hộ;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Quy trình đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như trên, các bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Sau khi cán bộ tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ xét duyệt hồ sơ và quyết định, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Thẩm định về mặt hình thức đơn đăng ký
Kiểm tra việc tuân thủ về hình thức đơn đăng ký, từ đó ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc từ chối chấp nhận đơn. Đơn đăng ký được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức trong vòng 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn.
Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của người nộp đơn, người được ủy quyền đại diện (nếu có); ngày nộp đơn, số đơn, ngày ưu tiên,….
Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn đăng ký, trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 02 tháng để người nộp đơn đưa ra ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Giai đoạn 2: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận hợp lệ, đơn sẽ được công bố công khai trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Giai đoạn 3: Thẩm định về mặt nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Giai đoạn 4: Ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ/từ chối
Sau khi kiểm tra điều kiện bảo hộ, nếu đáp ứng điều kiện thì chủ sở hữu sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Ngược lại, nếu không đáp ứng yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu và nêu rõ lý do.
3. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền thực hiện các nội dung pháp lý về đăng ký nhãn hiệu chứng nhận bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu chứng nhận nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu chứng nhận;
- Tư vấn phương án sửa đổi lại nhãn hiệu chứng nhận dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký thành công;
- Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho Quý Khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận.