Tác giả có quyền khởi kiện khi tác phẩm của mình bị sửa tên, cắt xén nội dung hay không?
Quyền tác giả là cơ chế bảo hộ đối với các tác phẩm ở nhiều hình thức khác nhau trong hầu hết mọi lĩnh vực. Chính nhờ sự đa dạng đó mà những tác phẩm được bảo hộ không loại trừ các tác phẩm được thể hiện dưới dạng ký tự là chữ nổi. Đây được xem là hình thức đặc biệt của loại hình tác phẩm được quyền tác giả bảo hộ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và Điều 7 Nghị định 22/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.
Loại hình này được định nghĩa tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
Điều đó đồng nghĩa với việc các tác phẩm chữ nổi đều được quyền tác giả bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Và nếu đã là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả thì cũng tương tự như các loại hình tác phẩm khác. Tức là quyền tác giả sẽ phát sinh một cách tự động đối với tác phẩm mà không cần phụ thuộc vào các thủ tục pháp lý khác bao gồm cả việc đăng ký quyền tác giả hay đăng ký bản quyền.
Cũng giống như các tác phẩm khác,quyền tác giả sẽ phát sinh đối với tác phẩm chữ nổi kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.