So sánh sáng chế với bí mật kinh doanh
Mục lục
1. Điểm giống nhau giữa sáng chế với bí mật kinh doanh
Sáng chế và bí mật kinh doanh đều được bảo hộ theo các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi và bổ sung 2022 Cả hai đều nằm trong hoạt động kinh doanh và là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo khoản 2 Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, với các sửa đổi và bổ sung 2022.
2. Điểm khác nhau khi so sánh sáng chế với bí mật kinh doanh
Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa sáng chế và bí mật kinh doanh:
2.1. Bản chất
Để so sánh sáng chế và bí mật kinh doanh, bạn cần lưu ý rằng bản chất của hai đối tượng này có sự khác biệt rõ ràng:
- Sáng chế: Đây là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết vấn đề cụ thể bằng cách ứng dụng các quy luật tự nhiên (Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).
- Bí mật kinh doanh: Là những thông tin có được từ hoạt động đầu tư kinh doanh, trí tuệ, chưa được công khai và có thể được sử dụng trong hoạt động kinh doanh (Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ logo độc quyền và những điều cần biết
2.2. Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp là một điểm khác biệt quan trọng khi so sánh cơ chế bảo hộ giữa sáng chế và bí mật kinh doanh.
- Sáng chế: Quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu đối với sáng chế được xác lập thông qua thủ tục đăng ký. Chỉ sau khi đăng ký thành công, chủ sở hữu mới có quyền sở hữu hợp pháp đối với sáng chế đó.
- Bí mật kinh doanh: Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền sở hữu mà không cần phải qua thủ tục đăng ký.
2.3. Điều kiện bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh
Để được bảo hộ sáng chế, điều kiện cần phải có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp như quy định trong Điều 58 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Điều kiện để bảo hộ bí mật kinh doanh được quy định theo Điều 84 của Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
- Không phải là thông tin hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
- Tạo lợi thế cho người nắm giữ bí mật kinh doanh so với những người không nắm giữ hoặc không sử dụng trong kinh doanh;
- Không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận thông qua các biện pháp bảo mật phù hợp của chủ sở hữu.
2.4. Chi phí bảo hộ
Sáng chế: Dù phải chi tiêu cho các khoản chi phí như phí nộp đơn, phí cấp bằng và lệ phí duy trì, gia hạn,… theo quy định của Thông tư 263/2016/TT-BTC nhưng sáng chế đảm bảo quyền sở hữu công nghiệp một cách chính thức và hợp pháp.
Bí mật kinh doanh: Không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ, do đó không phải chi trả các khoản phí đăng ký nhưng việc bảo mật thông tin lại đòi hỏi chi phí để đảm bảo.
2.5. Thời hạn được bảo hộ
Thời gian bảo vệ cũng là một điểm khác biệt đáng chú ý. Cụ thể:
Đối với bằng sáng chế, thời hạn bảo hộ bắt đầu từ ngày cấp và kéo dài đến 20 năm kể từ ngày nộp đơn theo khoản 2 Điều 93 của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, thời hạn bảo vệ cho bí mật kinh doanh không có giới hạn thời gian cụ thể.
3. Dịch vụ đăng ký sáng chế của Văn phòng Đăng ký bản quyền
Văn phòng Đăng ký bản quyền cung cấp gói dịch vụ đăng ký sáng chế toàn diện cho cá nhân và tổ chức. Cụ thể bao gồm các dịch vụ sau:
- Tư vấn về các điều kiện và thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam và quốc tế.
- Hỗ trợ tra cứu khả năng bảo hộ của sáng chế.
- Đánh giá tính khả thi của sáng chế dựa trên các yêu cầu cụ thể.
- Viết bản mô tả sáng chế hợp lệ và lập hồ sơ đăng ký.
- Đại diện Khách hàng nộp đơn đăng ký sáng chế và xử lý khiếu nại hoặc yêu cầu sửa đổi khi cần thiết.
- Ủy quyền nhận văn bằng bảo hộ thay mặt Khách hàng.