Các loại hình được đăng ký quyền tác giả
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm cho nên hiện nay đa phần các tác giả đều thực hiện quyền này để tự bảo vệ bản thân mình. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản có liên quan đã ban hành rất nhiều những quy định để tác giả có thể thực hiện việc đăng ký quyền tác giả. Để thực hiện, các tác giả cần chuẩn bị những tài liệu cần thiết theo quy định.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã liệt kê các loại hình được bảo hộ quyền tác giả như sau:
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Tác phẩm được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Các loại hình được đăng ký quyền tác giả – Ảnh PLV
Như vậy có thể thấy đối tượng được bảo hộ của quyền tác giả khá đa dạng, đó có thể là một cuốn sách, một bộ phim, một bài hát hay cả một phần mềm máy tính. Đặc điểm chung của những tác phẩm này là đều do chủ sở hữu sáng tác mà không được sao chép lậu từ những tác phẩm khác và nó đều là tài sản trí tuệ do con người tạo ra. Luật Sở hữu trí tuệ chỉ dùng biện pháp liệt kê để khoanh vùng các đối tượng tác phẩm có thể đăng ký quyền tác giả, tuy nhiên chúng ta có thể thấy hầu hết những tác phẩm do con người sáng tạo ra đều là chủ thể được pháp luật bảo vệ.
Việc thực hiện đăng ký quyền tác giả là cơ sở tốt nhất để chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp phát sinh. Do đó, chủ sở hữu của tác phẩm nên thực hiện đăng ký quyền tác giả đối với những tác phẩm do mình sáng tạo ra.