So sánh nhãn hiệu và thương hiệu
Mục lục
1. Nhãn hiệu là gì?
Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) quy định như sau:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Theo quy định, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Các loại nhãn hiệu cụ thể bao gồm:
- Nhãn hiệu tập thể: Là nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các thành viên trong tổ chức sở hữu nhãn hiệu, so với sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên.
- Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép các tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên sản phẩm, dịch vụ của họ để chứng nhận các đặc tính như xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, phương thức sản xuất, cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ an toàn, hoặc các yếu tố khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu được công chúng liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền (quyền tác giả)
2. Thương hiệu là gì?
“Thương hiệu” là một từ ngữ phổ biến và được mọi người sử dụng nhiều và khi nhắc đến thương hiệu, người ta thường nhấn mạnh đến giá trị của nó. Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa thương hiệu và nhãn hiệu với nhau, đôi khi tưởng đó là một.
Thương hiệu có những đặc điểm như sau:
- Thương hiệu được hình thành qua quá trình sản xuất, kinh doanh và sự trải nghiệm của người tiêu dùng. Khi sản phẩm hoặc dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được công nhận, thương hiệu sẽ dần trở nên nổi bật và có giá trị.
- Thương hiệu không được bảo vệ bởi pháp luật, mà được công nhận bởi xã hội và người tiêu dùng.
- Thương hiệu không có dấu hiệu cụ thể như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ hay hình ảnh như nhãn hiệu.
- Thương hiệu không thể xác định một cách chính xác về thời gian tồn tại.
3. So sánh nhãn hiệu và thương hiệu
So sánh nhãn hiệu và thương hiệu thông qua các tiêu chí sau đây:
NỘI DUNG SO SÁNH | NHÃN HIỆU | THƯƠNG HIỆU |
Văn bản pháp luật | Được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022. | Không được quy định trong luật, nhưng được dùng khá phổ biến. |
Khái niệm | Tại khoản 16, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ quy định “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. | Thương hiệu là là một thuật ngữ được hình thành trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Được dùng để xây dựng và phát triển hình ảnh của doanh nghiệp cùng với sản phẩm của họ. |
Giá trị pháp lý | Được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực kể từ thời điểm cấp văn bằng bảo hộ. | Không được pháp luật bảo vệ mà do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển. |
Dấu hiệu nhận biết | Có các dấu hiệu nhận diện rõ ràng như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh. | Không có dấu hiệu nhận diện cụ thể mà hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng. |
Thời hạn bảo hộ | Có thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần kéo dài thêm 10 năm. | Tồn tại lâu dài, nhưng không có thời gian cụ thể để xác định. |
4. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Chúng tôi cung cấp một dịch vụ toàn diện như sau:
- Tra cứu nhãn hiệu: Đánh giá tổng quát và xác định chiến lược để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Tư vấn điều kiện và thủ tục đăng ký: Hướng dẫn chi tiết các điều kiện và quy trình cần thiết để hoàn tất đăng ký nhãn hiệu.
- Tư vấn về dấu hiệu dễ nhầm lẫn: Cảnh báo những dấu hiệu có thể tương tự hoặc trùng lặp, ảnh hưởng đến khả năng cấp văn bằng bảo hộ.
- Xác định và phân nhóm nhãn hiệu: Hỗ trợ phân loại nhóm nhãn hiệu để tránh các sai sót về nội dung và hình thức trong quá trình xét duyệt.
- Tư vấn sửa đổi nhãn hiệu: Đưa ra các giải pháp sửa đổi nhãn hiệu nhằm nâng cao khả năng được cấp văn bằng bảo hộ.
- Tư vấn về thời điểm xác lập quyền: Xác định thời điểm quyền đối với nhãn hiệu có hiệu lực.
- Phạm vi bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Tư vấn về phạm vi bảo vệ mà Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mang lại.
- Soạn thảo và đại diện thủ tục đăng ký: Soạn thảo các giấy tờ cần thiết và đại diện khách hàng trong thủ tục đăng ký.
- Hỗ trợ hợp đồng chuyển nhượng quyền: Đàm phán, soạn thảo, thẩm định và đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc sở hữu nhãn hiệu.