Quy trình đăng ký nhãn hiệu, logo, thương hiệu
Mục lục
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục dành cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu dùng cho hàng hoá mà mình sản xuất hoặc dịch vụ mà mình cung cấp. Bài viết dưới đây, Văn phòng Luật sư Đăng ký bản quyền sẽ tư vấn chi tiết về chủ đề này cho các bạn.
1. Soạn hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền bao gồm những loại giấy tờ như sau:
- Tờ khai đề nghị đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký bảo hộ cho sản phẩm/dịch vụ;
- Hợp đồng ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện (nếu có);
- Văn bản chứng minh quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền khi được thụ hưởng từ chủ thể khác;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí đăng ký bảo hộ.
2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hiện nay
Sau khi nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận và xử lý sẽ tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc từ chối chấp nhận đơn. Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn.
Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của người nộp đơn, người được ủy quyền đại diện (nếu có); ngày nộp đơn, số đơn, ngày ưu tiên,….
Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 02 tháng để người nộp đơn đưa ra ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 2: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ, đơn sẽ được công bố công khai trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 4: Ra quyết định
Sau khi kiểm tra điều kiện bảo hộ, nếu đáp ứng yêu cầu thì chủ sở hữu sẽ được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu. Ngược lại, nếu đơn đăng ký bảo hộ không đáp ứng yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu và nêu rõ lý do.
3. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tại Đăng ký bản quyền
Nhắc đến Văn phòng Luật sư Đăng ký bản quyền, mọi người đều nghĩ ngay đến đơn vị dịch vụ pháp lý uy tín, chất lượng và được nhiều người tin tưởng sử dụng. Tại đây, Văn phòng hỗ trợ mọi vấn đề pháp lý, trong đó có các vấn đề liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, như:
- Tra cứu đăng ký nhãn hiệu để có kết quả toàn diện, xác định phương án nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
- Tư vấn các điều kiện đăng ký, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét duyệt đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng được cấp văn bằng cho chủ đơn đăng ký;
- Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu;
- Tư vấn phạm vi bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Hỗ trợ soạn thảo giấy tờ và đại diện cho Khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký;
- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu,…