Quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất hiện nay
Mục lục
1. Mã vạch là gì?
Mã vạch (Barcode) là một công nghệ phổ biến nhằm mã hóa thông tin về sản phẩm hoặc hàng hóa. Mã vạch được tạo ra bằng cách sắp xếp các đường thẳng và khoảng trống với chiều rộng khác nhau theo một quy tắc nhất định.
Mỗi mã vạch có thể chứa thông tin như tên sản phẩm, giá bán, ngày sản xuất, hạn sử dụng, số lô hàng, quy cách đóng gói và nơi sản xuất.
Thiết bị đọc mã vạch (barcode scanner) có thể đọc mã vạch bằng cách quét qua các đường thẳng và khoảng trống. Sau đó, thông tin được mã hóa trong mã vạch sẽ được giải mã và hiển thị trên màn hình hoặc lưu trữ vào máy tính. Mã vạch được sử dụng rộng rãi trong quản lý hàng hóa, bán lẻ, kho bãi và nhiều ngành công nghiệp khác nhằm tăng tốc độ và độ chính xác trong việc thu thập và xử lý dữ liệu.
2. Tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm?
Dưới đây là lý do tại sao Khách hàng nên đăng ký mã vạch cho sản phẩm:
- Mã số mã vạch giúp quản lý sản phẩm hiệu quả hơn.
- Tạo thuận lợi và tăng hiệu quả trong buôn bán và quản lý hàng hóa, giúp nhanh chóng tính tiền và xuất hóa đơn cho Khách hàng.
- Đăng ký mã số mã vạch giúp tiết kiệm thời gian trong việc kiểm kê và tính toán.
- Mã vạch giúp phân biệt sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau.
- Khách hàng có thể sử dụng mã vạch để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm.
- MSMV đăng ký còn hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát mới nhất
3. Quy định về đăng ký mã số mã vạch
Theo quy định pháp luật hiện hành, việc đăng ký mã số mã vạch trên hàng hóa không phải là bắt buộc. Doanh nghiệp có thể sử dụng mã số mã vạch hoặc không. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch trên sản phẩm của mình, họ phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Nếu doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch mà không đăng ký, họ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 119/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho hàng hóa;
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm:
- Nộp qua mạng: doanh nghiệp scan toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị, bao gồm chữ ký và con dấu của doanh nghiệp, sau đó nộp qua hệ thống quản lý VNPC của GS1 Việt Nam.
- Nộp phí theo thông tin trên hồ sơ online đã nộp.
- Sau khi nộp hồ sơ qua mạng, doanh nghiệp gửi bản gốc hồ sơ về cơ quan quản lý MSMV.
Bước 3: Xử lý hồ sơ đăng ký:
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký mã vạch bản gốc, cơ quan tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL).
Bước 4: Cấp mã số mã vạch tạm thời và giấy chứng nhận đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp:
Sau khi nhận được hồ sơ bản gốc, chuyên viên xử lý sẽ kiểm tra tính nhất quán giữa tài liệu gửi về và hồ sơ nộp online. Nếu khớp, doanh nghiệp sẽ được cấp mã số tạm thời.
Doanh nghiệp sau đó cần cập nhật thông tin sản phẩm lên hệ thống quản lý mã số mã vạch VNPC với đầy đủ dữ liệu. Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhận mã số tạm thời và cập nhật đầy đủ thông tin sản phẩm, doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu nhận giấy chứng nhận mã vạch bản chính từ GS1 Việt Nam.
5. Lợi ích của Khách hàng khi chọn dịch vụ đăng ký mã vạch của Văn phòng Đăng ký bản quyền
Những lợi ích khi Khách hàng ủy quyền cho Văn phòng Đăng ký bản quyền thực hiện đăng ký mã số mã vạch:
- Được tư vấn về mọi vấn đề liên quan.
- Được hỗ trợ kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ đăng ký mã số mã vạch hàng hóa.
- Đại diện Khách hàng nộp hồ sơ, hoàn tất các thủ tục cần thiết và xử lý mọi vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký mã vạch.
- Giúp Khách hàng nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch từ Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam.
- Tư vấn về việc gia hạn và sửa đổi giấy chứng nhận.
- Hưởng ưu đãi cho bất kỳ dịch vụ tiếp theo tại công ty.