Những thủ tục sau thành lập doanh nghiệp cần làm
Mục lục
Ở những bài trước, chúng tôi đã tư vấn kỹ về thủ tục mở công ty. Sau khi đăng ký thành lập công ty thì các bạn cần tiến hành một số thủ tục cần thiết để chính thức đi vào hoạt động. Hôm nay, Văn phòng đăng ký bản quyền xin gửi đến Quý vị một số thủ tục sau thành lập doanh nghiệp mới nhất.
1. Lợi ích khi thành lập công ty
Thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh đem đến rất nhiều lợi ích, như:
- Có tư cách pháp nhân: Chỉ khi thành lập công ty, người kinh doanh mới có mã số doanh nghiệp, mã số thuế, có GCN đăng ký thành lập, có tư cách pháp nhân. Khi đó, đối tác sẽ yên tâm hơn khi ký hợp đồng với một doanh nghiệp, thay vì một cá nhân nhỏ bé;
- Xuất hóa đơn: Chỉ doanh nghiệp mới được phép xuất hóa đơn, các cá nhân không thể thực hiện được việc này. Với những Khách hàng cần hóa đơn để làm cơ sở minh bạch chi phí thì đương nhiên họ sẽ sử dụng dịch vụ, mua hàng của một công ty;
- Dễ dàng huy động vốn: Việc thành lập công ty giúp dễ dàng huy động vốn. Việc góp vốn vào công ty sẽ được cơ quan nhà nước chứng nhận, chính vì vậy các cá nhân có thể yên tâm về việc được đảm bảo các quyền và nghĩa vụ;
- Tạo uy tín với đối tác: Hiện nay có rất nhiều công ty ma tồn tại. Do đó, các đối tác của bạn sẽ an tâm hơn khi ký kết hợp đồng với 01 doanh nghiệp được thành lập rõ ràng,…
Để thành lập công ty, bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp thì bạn cần thực hiện một số thủ tục để được đi vào hoạt động chính thức.
2. Những thủ tục sau thành lập doanh nghiệp cần phải thực hiện
Sau khi thành lập công ty, để việc vận hành thuận lợi hơn và tránh việc bị phạt, bạn cần thực hiện ngay những công việc dưới đây:
- Công bố nội dung đăng ký công ty: Phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Làm con dấu: Thay vì phải đăng ký mẫu dấu, thông báo mẫu dấu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền như trước đây thì hiện nay công ty được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu, quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu;
- Mở tài khoản ngân hàng: Mở tài khoản ngân hàng không chỉ giúp công ty dễ dàng thực hiện các công việc như: thanh toán hóa đơn, nộp thuế, kiểm soát dòng tiền,… Đặc biệt các khoản chi phí từ 20 triệu đồng trở lên bắt buộc phải được thanh toán từ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp thì mới được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và được khấu trừ thuế giá trị gia tăng;
- Treo biển tên công ty: Tên công ty phải được gắn tại trụ sở chính. Do đó, việc công ty không treo bảng hiệu có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là bị khóa mã số thuế. Để tránh hậu quả nêu trên, ngay sau khi có đăng ký kinh doanh, bạn cần liên hệ cho các đơn vị làm biển quảng cáo, biển tên doanh nghiệp thiết kế theo yêu cầu;
- Kê khai lệ phí môn bài: Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho Chi cụ thuế quản lý trực tiếp;
- Đăng ký và kích hoạt chữ ký số điện tử: Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của công ty, hỗ trợ việc kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, kê khai BHXH, ký hóa đơn,… Vì thế, doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín để đặt mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với Cơ quan thuế,…
3. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
Bên cạnh hỗ trợ đăng ký thành lập công ty, Văn phòng đăng ký bản quyền còn hỗ trợ các thủ tục sau khi công ty được thành lập như: công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, làm con dấu, làm tờ khai thuế,… Thực hiện các thủ tục này để công ty có thể đi vào hoạt động bình thường và không bị xử phạt theo quy định.
Bạn có thể dễ dàng liên hệ với Chúng tôi qua hotline, email hoặc đến trực tiếp Văn phòng để sử dụng dịch vụ. Khi sử dụng dịch vụ, bạn sẽ được tư vấn chi tiết các thủ tục cần phải thực hiện và được đảm bảo về thời gian, kết quả thực hiện thủ tục.