Những cách đăng ký ý tưởng kinh doanh
Mục lục
Ý tưởng kinh doanh là một sản phẩm từ trí tuệ của con người. Chủ thể nắm giữ ý tưởng kinh doanh tốt sẽ tạo lợi thế trong kinh doanh và đem về nhiều lợi nhuận hơn so với các ý tưởng kinh doanh yếu thế. Do đó, việc bảo vệ ý tưởng kinh doanh là nhu cầu của mỗi chủ thể để tránh ý tưởng kinh doanh của mình bị đánh cắp và có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung. Vậy làm thế nào để đăng ký ý tưởng kinh doanh? Bài viết dưới đây, Đăng ký bản quyền sẽ tư vấn cho các bạn nắm rõ.
1. Ý tưởng kinh doanh được đăng ký bảo hộ dưới hình thức nào?
Các bạn có thể lựa chọn một trong hai cách dưới đây hoặc cả hai để đăng ký ý tưởng kinh doanh:
1.1. Cách 1: Đăng ký bảo hộ dưới dạng quyền tác giả
Bạn có thể đăng ký bản quyền cho ý tưởng kinh doanh dưới dạng tác phẩm văn học, nghệ thuật, thậm chí là mỹ thuật ứng dụng. Mặc dù việc đăng ký bản quyền không phải là thủ tục bắt buộc và quyền tác giả sẽ được tự động bảo hộ khi được sáng tạo, thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định. Tuy nhiên, việc xác lập quyền sở hữu thông qua cấp Giấy chứng nhận bảo hộ sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn trong việc bảo vệ quyền lợi cho bạn.
1.2. Cách 2: Đăng ký bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh
Hình thức bảo hộ này thích hợp với những ý tưởng như công thức đồ ăn, đồ uống… Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc về hình thức này bởi sự bảo hộ rất chặt chẽ. Khi muốn huy động vốn sẽ khó khăn hơn do sự bảo mật của hình thức này.
2. Hướng dẫn đăng ký ý tưởng kinh doanh
Với mỗi hình thức đăng ký bảo hộ sẽ có quy trình đăng ký khác nhau. Cụ thể về 2 cách đăng ký ý tưởng kinh doanh như sau:
2.1. Cách 1: Đăng ký dạng bản quyền tác giả
Các bước để đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh dưới dạng bản quyền tác giả diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ đăng ký
Hồ sơ đăng ký bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký bảo hộ ý tưởng theo mẫu quy định;
- 02 bản in ý tưởng kinh doanh;
- Bản cam kết không sao chép ý tưởng kinh doanh từ các cá nhân, tổ chức khác;
- Bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu tác giả;
- Bản sao GCN đăng ký kinh doanh đối với các công ty/quyết định thành lập công ty;
- Nếu sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh sẽ phải có hợp đồng ủy quyền.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký
Chủ sở hữu tự nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho chủ thể khác nộp hồ sơ tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp GCN đăng ký quyền tác giả.
2.2. Cách 2: Đăng ký bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh
Hồ sơ đăng ký bao gồm những giấy tờ sau:
Bước 1: Soạn bộ hồ sơ đăng ký
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký;
- Bản mô tả và bản tóm tắt ý tưởng trong kinh doanh;
- Giấy tờ xác nhận quyền đăng ký;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp tiền;
- Giấy ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Xem xét đơn và ra kết quả
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ:
- Thẩm định hình thức của đơn đăng ký: Kiểm tra đơn đăng ký bảo hộ ý tưởng đã hợp lệ hay chưa?
- Công bố đơn đăng ký: Sau khi có quyết định đơn đăng ký hợp lệ, sẽ công bố đơn đăng ký bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá ý tưởng trong kinh doanh có đáp ứng các điều kiện bảo hộ không?
- Ra quyết định: Nếu đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ và đã nộp tiền đầy đủ thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
3. Dịch vụ liên quan đến bảo vệ ý tưởng kinh doanh gồm những gì?
Chúng tôi thực hiện tư vấn pháp lý liên quan đến chủ đề bảo vệ ý tưởng kinh doanh gồm những nội dung như sau:
- Tư vấn những cách để bảo vệ ý tưởng trong kinh doanh;
- Tư vấn quy trình các bước để đăng ký bảo hộ ý tưởng;
- Hỗ trợ soạn thảo đơn đăng ký và những giấy tờ liên quan để đăng ký bảo hộ;
- Đại diện Khách hàng thực hiện quy trình các bước đăng ký với cơ quan nhà nước.