Những ai có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Mục lục
1. Bảo hộ thương hiệu là gì?
Bảo hộ thương hiệu, còn được gọi là đăng ký bảo hộ thương hiệu, là quy trình hành chính mà tổ chức hoặc cá nhân đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ bảo vệ các dấu hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của họ với các tổ chức, cá nhân khác thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đó.
2. Đăng ký bảo hộ thương hiệu mang lại lợi ích gì?
Mỗi sản phẩm, dịch vụ khi xuất hiện trên thị trường đều là kết quả của sự sáng tạo, nỗ lực của người sáng chế. Họ đầu tư rất nhiều công sức, tâm huyết vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ để phục vụ cộng đồng và đồng thời thu lợi nhuận cho bản thân.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là một cách để doanh nghiệp, công ty bảo vệ chính mình khỏi những vấn đề tiêu cực trong kinh doanh, như việc sao chép ý tưởng, vi phạm bản quyền. Việc này giúp xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền độc quyền của thương hiệu, ngăn ngừa rủi ro về xâm phạm sở hữu trí tuệ, đồng thời tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ logo độc quyền và những điều cần biết
3. Đối tượng có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu
Những chủ thể sau đây có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu:
- Tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài, đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và muốn đăng ký tên thương hiệu để áp dụng cho hàng hoá hoặc dịch vụ mà họ sản xuất hoặc kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc người nước ngoài khác, tham gia hoạt động thương mại và muốn nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho thương hiệu mà họ đưa ra thị trường (được sản xuất bởi người khác). Điều kiện là người sản xuất không dùng thương hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn.
- Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các tổ chức khác thông qua việc lập văn bản chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu.
- Sau khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ, nó phải được sử dụng liên tục trong vòng 5 năm. Trong trường hợp không sử dụng, các chủ thể khác có quyền yêu cầu huỷ bỏ văn bằng bảo hộ thương hiệu không được sử dụng trong 5 năm liên tục.
4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Để đăng ký bảo hộ thương hiệu, hồ sơ cần bao gồm các tài liệu sau:
- Bản sao công chứng của Giấy Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ sở hữu (trong trường hợp chủ sở hữu là cá nhân).
- Bản công chứng của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu chủ sở hữu là công ty).
- Tờ khai đăng ký thương hiệu theo mẫu.
- Mẫu thương hiệu cần đăng ký, ưu tiên là file mềm để thuận tiện cho việc xử lý.
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký cho thương hiệu. Đây là danh sách sản phẩm hoặc dịch vụ chính mà thương hiệu sẽ áp dụng.
- Giấy uỷ quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký (nếu Khách hàng ủy quyền cho tổ chức đại diện).
Ngoài ra, hồ sơ đăng ký cũng có thể yêu cầu các tài liệu khác tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Điều này sẽ được Đăng ký bản quyền tư vấn cụ thể cho từng đơn đăng ký.
5. Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu cung cấp bởi Đăng ký bản quyền
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Đăng ký bản quyền, Khách hàng sẽ được đảm bảo những lợi ích sau:
- Được tư vấn toàn diện về quy trình đăng ký logo, thương hiệu, nhãn hiệu từ các luật sư uy tín của chúng tôi.
- Hỗ trợ đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu trước khi nộp đơn.
- Tư vấn và phân nhóm danh mục sản phẩm/dịch vụ với mục tiêu tiết kiệm và tối đa quyền cho doanh nghiệp.
- Tra cứu thông tin, soạn tờ khai, nộp đơn đăng ký trên cơ sở Giấy ủy quyền, giúp Khách hàng không cần phải ký bất kỳ giấy tờ nào trong quá trình này.
- Theo dõi đơn đăng ký và thông báo qua email, gửi trực tiếp các quyết định, thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ tới Khách hàng.
- Nhận giấy chứng nhận, chuyển cho Khách hàng tham khảo và lưu giữ.
- Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề khác sau khi hoàn tất quá trình đăng ký.