Bảo hộ kịch bản chương trình truyền hình
Mục lục
Kịch bản chương trình truyền hình được xem là xương sống xuyên suốt chương trình. Để có được một kịch bản ấn tượng, thu hút người xem là điều không phải dễ dàng. Người tạo ra kịch bản đòi hỏi phải có sự đầu tư tư duy sáng tạo, thời gian, tiền của để tạo điểm nhấn, điểm cao trào cho kịch bản. Chính vì điều đó, pháp luật sở hữu trí tuệ quy định bảo hộ để ghi nhận, bảo vệ những người lợi chính đáng cho người sáng tạo, người sở hữu kịch bản.
Kịch bản chương trình truyền hình được hiểu như thế nào?
Kịch bản chương trình truyền hình được hiểu là một văn bản thể hiện bằng từ ngữ, phác thảo âm thanh, hình ảnh, hành động, ngôn ngữ cần thiết cho chương trình truyền hình. Là văn bản viết cuối cùng do người thực hiện bản tin truyền hình làm ra để sắp xếp nội dung chương trình, file âm thanh, nhạc nền,… cho hợp lý, giúp cho những kỹ thuật viên thực hiện quá trình phát chương trình theo một trình tự nhất định trong kịch bản đã được lên sẵn.
Cần lưu ý gì khi thực hiện soạn thảo kịch bản chương trình truyền hình?
Để xây dựng được một kịch bản chương trình truyền hình ấn tượng, thu hút khán giả thì bạn cần chuẩn bị tốt các khâu sau:
Khâu thứ nhất: Lên ý tưởng
Việc lên ý tưởng cho kịch bản chương trình truyền hình được xem là bộ xương sống của cả chương trình, quá trình này đòi hỏi sử dụng nhiều chất xám. Bạn cần có những ý tưởng mới mẻ, thu hút người xem. Để làm được điều đó, bạn có thể tham khảo những kịch bản sẵn có để phát triển ý tưởng của bản thân, đi đây đi đó để mở mang tầm nhìn và khả năng sáng tạo,…
Khâu thứ hai: Mở đầu chương trình
Sau khi đã có ý tưởng. Bạn cần diễn giải một cách chi tiết và đầy đủ ý tưởng để hiện thực hóa ý tưởng. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị những phương án dự phòng để tránh những lúc chương trình gặp sự cố hay quá trình không diễn ra đúng như dự kiến ban đầu.
Khâu thứ ba: Bế mạc chương trình
Là phần cuối của toàn bộ chương trình nên cần phải tạo điểm nhấn, điểm cao trào để kết thúc tốt đẹp. Bế mạc chương trình thường có thể là công bố về kết quả; phát thưởng, bằng khen,…
Điều kiện bảo hộ kịch bản chương trình truyền hình là gì?
Theo điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 thì kịch bản chương trình truyền hình được bảo hộ quyền tác giả theo loại hình tác phẩm văn học, tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết khác.
Quyền tác giả kịch bản chương trình truyền hình được bảo hộ từ khi tác phẩm được tác giả đầu tư thời gian, tiền bạc, sức lực để tạo ra và được thể hiện dưới dạng chữ viết thì sẽ được tự động bảo hộ mà không cần biết đã được công bố hay chưa, đã được đăng ký hay chưa.
Mặc dù thủ tục đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả không bắt buộc. Nhưng quá trình này cần được thực hiện bởi nó sẽ giúp tác giả, chủ thể hữu tác phẩm bảo vệ quyền lợi của họ một cách tối ưu khỏi những hành vi xâm phạm quyền trong tương lai. Những lợi ích khi đăng ký bảo hộ có thể kể đến là:
- Được cấp văn bằng bảo hộ – Là bằng chứng quan trọng nhất để chứng minh bạn là tác giả của tác phẩm, là căn cứ chứng minh hành vi xâm phạm của chủ thể khác;
- Hạn chế những hành vi xâm phạm như ăn cắp bản quyền, sử dụng trái phép,…
- Dễ dàng chuyển giao quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản cho chủ thể khác hưởng lợi;
- Áp dụng các biện pháp bảo vệ bản quyền hoặc gửi đơn yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp xử lý đối với hành vi sử dụng trái phép tác phẩm,…