Lý do cần phải đăng ký bản quyền và thủ tục đăng ký
Mục lục
Quyền tác giả (bản quyền) là quyền nhân thân và quyền tài sản của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Những tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuần là sự sao chép từ các nguồn đã biết. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, hạn chế có hành vi xâm có thể có trong tương lai, bạn cần đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả.
1. Tại sao phải đăng ký bản quyền
Việc đăng ký bản quyền đóng một vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu khỏi việc sử dụng trái phép, sao chép hoặc lạm dụng tác phẩm đó. Quá trình tạo ra một tác phẩm có giá trị đòi hỏi sự đầu tư về trí óc, thời gian và tài chính. Cho nên việc đăng ký bảo hộ bản quyền là một sự công nhận cho tác phẩm đó và đồng thời nâng cao, thúc đẩy tinh thần sáng tạo bằng việc tặng thưởng xứng đáng cho tác giả.
Việc đăng ký quyền tác giả mang ý nghĩa khẳng định quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Người muốn sử dụng hoặc sao chép tác phẩm phải được sự đồng ý từ chủ sở hữu. Trong trường hợp có tranh chấp, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ chứng minh quyền sở hữu của tác giả hoặc chủ sở hữu.
2. Quy trình đăng ký bản quyền
Theo quy định pháp luật, thủ tục đăng ký bản quyền sẽ được diễn ra như sau:
Bước 1: Phân loại đối tượng
Bạn cần xác định loại hình tác phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ, bởi vì hiện nay có rất nhiều loại hình tác phẩm, mỗi loại hình tác phẩm sẽ được phân thành những đối tượng bảo hộ khác nhau và tùy vào từng tác phẩm sẽ được đăng ký dưới hình thức khác nhau.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu);
- Hai bản sao tác phẩm dự kiến đăng ký quyền tác giả;
- Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước của tác giả ( người sáng tạo ra tác phẩm);
- Bản sao công chứng chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm;
- Quyết định giao công việc cho tác giả hoặc hợp đồng thuê sáng tác;
- Giấy cam kết của tác giả sáng tạo ra tác phẩm;
- Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền cho chủ thể khác đại diện đăng ký bảo hộ;
- Giấy chấp thuận của đồng tác giả, nếu do nhiều tác giả cùng tạo ra tác phẩm;
- Giấy chấp thuận của đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả của tác phẩm thuộc sở hữu chung.
Bước 3: Nộp hồ sơ bảo hộ bản quyền tác giả
Bạn có thể nộp bộ hồ sơ như trên tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội; hoặc nộp tại Văn phòng giao dịch Cục Bản quyền tác giả ở TP.HCM và Đà Nẵng để thuận tiện.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ bảo hộ bản quyền
Sau khi nộp tại Cục Bản quyền tác giả thì sẽ được thẩm định trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tiếp nhận có thể yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ để được chấp nhận hợp lệ. Do đó, cần theo dõi quá trình xử lý để kịp thời sửa đổi, bổ sung khi được yêu cầu.
Bước 5: Nhận Văn bằng bảo hộ
Sau khi thẩm định hồ sơ, xác nhận hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm cho chủ sở hữu.
3. Dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp
Văn phòng Luật sư Đăng ký bản quyền sẽ thực hiện các công việc sau đây khi tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền cho Khách hàng:
- Tư vấn về các đối tượng tác phẩm có thể đăng ký để Khách hàng tham khảo và lựa chọn tác phẩm đăng ký;
- Hỗ trợ soạn đơn đăng ký và các giấy tờ liên quan khi được yêu cầu;
- Thay mặt Khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký; theo dõi quá trình xử lý hồ sơ, kịp thời bổ sung, sửa đổi khi được yêu cầu;
- Sau khi nhận được Giấy chứng nhận bảo hộ quyền tác giả thì sẽ bàn giao lại ngay cho Khách hàng;
- Theo dõi việc sử dụng bản quyền, kịp thời phát hiện và thông báo cho Khách hàng trong trường hợp phát hiện việc vi phạm bản quyền.