Lợi ích khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Lợi ích khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Thủ tục đăng ký và những việc cần thực hiện sau khi công ty được thành lập là gì? Chắc hẳn có rất nhiều chủ thể còn đang hoang mang và tự đặt ra những câu hỏi như trên. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi trên cho các bạn.
Lợi ích khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì?
Việc thực hiện đăng ký mở công ty sẽ đến đến những lợi ích không tưởng như:
- Có mã số doanh nghiệp và mã số thuế, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân;
- Được công nhận là có tồn tại mà không phải là công ty “ma”, có vốn, có chức năng thực hiện những hoạt động kinh doanh đã đăng ký;
- Bên đối tác của công ty sẽ an tâm hơn nhiều khi ký kết hợp đồng với 1 doanh nghiệp được thành lập rõ ràng. Bởi hiện nay có rất nhiều công ty ma đang tồn tại;
- Chỉ công ty được thành lập hợp pháp mới được phép xuất hóa đơn, còn cá nhân không được phép xuất hóa đơn.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp diễn ra như thế nào?
Trình tự các bước đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư được diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cần soạn thảo đơn đăng ký và những giấy tờ liên quan để thành lập công ty như sau:
- Đơn yêu cầu thành lập công ty;
- Điều lệ của công ty;
- Danh sách những thành viên, những cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đầu tư đối với những nhà đầu tư nước ngoài;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ DNTN, thành viên công ty, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
- Quyết định thành lập, GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương của tổ chức và văn bản ủy quyền; giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Bước 2: Nộp hồ sơ mở công ty và nhận kết quả
Nộp hồ sơ mở công ty trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra giấy tờ đăng ký đã đủ và hợp lệ chưa. Nếu hồ sơ mở công ty chưa đủ hoặc chưa hợp lệ thì sẽ được hướng dẫn làm lại. Nếu hồ sơ được chấp nhận, bạn sẽ nhận được giấy hẹn ngày trả GCN đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?
Sau khi doanh nghiệp mới thành lập, để có thể chính thức hoạt động thì công ty cần thực hiện một số thủ tục sau:
- Thực hiện thủ tục khắc dấu: Sau khi được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền quyết định về việc sử dụng hoặc không sử dụng con dấu. Khi có nhu cầu sử dụng con dấu thì liên hệ cơ quan khắc dấu để khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp;
- Sau khi có mã số công ty (đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp), bạn cần phải thực hiện một số thủ tục về thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…);
- Đối với những ngành nghề hoạt động kinh doanh có điều kiện: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần liên hệ với cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn thực hiện;
- Trong vòng 30 ngày, kể từ khi được thành lập, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký mở công ty trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp,…