Hướng dẫn chi tiết đăng ký thương hiệu
Mục lục
Đăng ký thương hiệu là cách tối ưu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Quá trình đăng ký còn góp phần tạo nên thương hiệu uy tín, tạo chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, không phải chủ thể cũng biết cách thực hiện. Hiểu rõ điều đó, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ hướng dẫn chi tiết cho Quý vị biết cách thực hiện. Mong rằng bài viết sẽ hỗ trợ Quý vị trong quá trình thực hiện.
Lý do phải thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu?
Đăng ký thương hiệu không bắt buộc, bởi đây là quyền của các chủ thể. Nhưng việc đăng ký là rất cần thiết, đây là cách tối ưu để bảo vệ quyền lợi của bạn. Những lợi ích có thể kể đến khi đăng ký thương hiệu là:
- Xác lập quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu;
- Giúp chứng minh quyền sở hữu của chủ sở hữu với chủ thể khác;
- Được độc quyền sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ;
- Được sử dụng các biện pháp tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp tương ứng để xử lý những hành vi xâm phạm;
- Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt sản phẩm, dịch vụ của bạn với chủ thể khác,…
Hồ sơ đăng ký thương hiệu cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 100 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, khi đăng ký thương hiệu cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký thương hiệu (02 bản);
- Mẫu thương hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh sách hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu;
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Giấy tờ thể hiện quyền đăng ký (nếu có);
- Giấy tờ thể hiện quyền ưu tiên (nếu có);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
Hướng dẫn chi tiết đăng ký thương hiệu năm 2022?
Trình tự các bước đăng ký thương hiệu được diễn ra như sau:
Bước 1: Tra cứu thương hiệu
Quá trình tra cứu sẽ giúp đánh giá khả năng được bảo hộ của thương hiệu. Bạn có thể tra cứu trên trang web của Cục sở hữu trí tuệ hoặc liên hệ Công ty luật, Văn phòng luật để yêu cầu tra cứu thương hiệu.
Link web tra cứu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ và ra quyết định
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn đăng ký và ra quyết định. Cụ thể đó là:
- Thẩm định hình thức: Kiểm tra đơn đăng ký hợp lệ hay chưa;
- Công bố đơn: Sau khi có quyết định đơn hợp lệ thì sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định nội dung: Đánh giá thương hiệu được yêu cầu bảo hộ đã đáp ứng điều kiện bảo hộ chưa;
- Ra quyết định: Nếu thương hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối có nêu rõ lý do. Nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ và đã nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.