Cách đăng ký bản quyền tác phẩm sân khấu
Mục lục
Các tác phẩm sân khấu đều là những tác phẩm được tạo ra rất công phu bằng cố gắng, nỗ lực sáng tạo không những từ tác giả mà còn từ nhiều đội ngũ khác. Việc bảo hộ tác phẩm sân khấu cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Thực hiện cách đăng ký bản quyền tác phẩm sân khấu chính xác sẽ giúp bạn có thể an tâm sở hữu và khai thác loại hình tác phẩm này.
Tác phẩm sân khấu có phải là đối tượng được bảo hộ?
Trước khi thực hiện cách đăng ký bản quyền cho tác phẩm sân khấu, bạn cần biết loại hình này có được bảo hộ quyền tác giả hay không. Theo quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
“1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.”
Không thuộc các đối tượng này, tác phẩm sân khấu là một trong những đối tượng được pháp luật công nhận và bảo hộ quyền tác giả. Hình thức thể hiện đối với tác phẩm này được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 22/2018/NĐ-CP: “là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.”. Tác phẩm sân khấu được sáng tạo bởi tác giả tại khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ:
“1. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thỏa thuận.
Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thỏa thuận.”
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm sân khấu
Để thực hiện cách đăng ký bản quyền chính xác nhất, bạn cần chuẩn bị hồ sơ thật đầy đủ. Theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ cần thiết bao gồm:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[18] quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”