Hội nhập pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế
Mục lục
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Luật Sở hữu trí tuệ đã chú trọng, tận dụng linh hoạt các cam kết quốc tế cho phép, như đặt ra các điều kiện hạn chế và biện pháp chống lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng cơ chế nhập khẩu song song, chế độ cấp phép bắt buộc,… Do đó, pháp luật Sở hữu trí tuệ đã thực sự trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập, đồng thời tôn trọng các Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đang tham gia.
1. Những Điều ước, Hiệp định quốc tế về sở hữu trí tuệ
Cho đến hiện nay, nhà nước Việt Nam đã tham gia các điều ước, hiệp định quốc tế về sở hữu trí tuệ sau:
Thứ nhất, các điều ước quốc tế đa phương như:
- Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng;
- Công ước Brussels về phân phối tín hiệu mang chương trình mã hóa truyền qua vệ tinh;
- Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép trái phép;
- Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV);
- Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT); Hiệp ước WIPO về buổi biểu diễn và bản ghi âm (WPPT);
- Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (Hiệp ước PCT);
- Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu;
- Thỏa ước La-Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp;
- Hiệp ước Budapest về công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế.
Thứ hai, các điều ước quốc tế song phương như:
- Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ;
- Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản;
- Hiệp định giữa Việt Nam và Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; Hiệp định Thương mại Việt Nam – Mỹ;
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu;
- Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga về việc bảo hộ các kết quả hoạt động trí trong quá trình hợp tác kỹ thuật quân sự;
- Hiệp định khung về Hợp tác và Đối tác toàn diện Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU);
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile;
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
Thứ ba, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương như:
- Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ;
- Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc;
- Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand;
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
2. Xu hướng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, sự hình thành một cách có chủ đích giữa pháp luật về thương mại và chính sách sở hữu trí tuệ khi mà một số nước đi trước bắt đầu sử dụng biện pháp thương mại để kiềm chế việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài.
Quyền sở hữu trí tuệ trở thành một trong những nội dung quan trọng thuộc khuôn khổ đàm phán thương mại đa phương hoặc song phương. Các nước đi trước muốn thiết lập các chuẩn mực mang tính toàn cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các nước phát triển và đang phát triển.
Các quốc gia phát triển luôn kêu gọi các nước đang phát triển xây dựng cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ mạnh để đảm bảo lợi ích của mình, còn các nước nghèo lại muốn trì hoãn quá trình này để tạo điều kiện cho các công ty trong nước tìm kiếm và khai thác lợi ích từ các kẽ hở của cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ chưa hoàn thiện đó.
Theo đó, xu hướng đàm phán FTA nhằm tăng cường quyền sở hữu trí tuệ được các nước coi là công cụ toàn diện thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế và bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh.
Các FTA đều hướng tới tăng cường quyền sở hữu trí tuệ, thiết lập những chuẩn mực quốc tế mới, cao hơn các chuẩn mực quốc tế hiện nay. Các nước phát triển nỗ lực đưa ra nguyên tắc đàm phán bảo hộ mạnh mẽ hơn tại Hiệp ước WIPO hoặc WTO.
3. Dịch vụ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế gồm những gì?
Phan Law Vietnam thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế như:
- Tư vấn khái quát và chi tiết những nội dung thiết yếu để công ty nắm rõ nằm đảm bảo quyền lợi;
- Tư vấn cách thức đăng ký bảo hộ quốc tế;
- Tư vấn các biện pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ thương mại quốc;
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ và thực hiện đăng ký bảo hộ khi được yêu cầu;
- Đại diện Khách hàng để làm các thủ tục liên quan đến sở hữu trí tuệ quốc tế,…