Hồ sơ, thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu logo
Mục lục
Bạn có thể lựa chọn đăng ký bản quyền thương hiệu logo tại Cục sở hữu trí tuệ (hình thức nhãn hiệu) hoặc Cục bản quyền tác giả (hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng). Sau thời gian thẩm định, nếu hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và mẫu logo đủ điều kiện bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả. Bài viết dưới đây, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn.
1. Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu logo
Khi đăng ký bảo hộ thương hiệu logo dưới các hình thức khác nhau thì cũng cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký khác nhau. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Theo hình thức nhãn hiệu
- Tờ khai đăng ký thương hiệu logo (02 bản);
- Mẫu thương hiệu logo yêu cầu bảo hộ (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu logo;
- Văn bản chứng minh quyền đăng ký, quyền ưu tiên;
- Bản sao y hợp lệ của chứng từ thanh toán chi phí đăng ký;
- Giấy uỷ quyền/hợp đồng ủy quyền.
Trường hợp 2: Theo hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- Đơn đề nghị bảo hộ bản quyền;
- Hai bản sao thương hiệu logo;
- Văn bản chứng minh hưởng quyền nộp đơn đăng ký từ người khác;
- Văn bản đồng ý đăng ký bảo hộ của đồng tác giả, chủ sở hữu;
- Giấy uỷ quyền/hợp đồng ủy quyền.
2. Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu logo diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước đăng ký bản quyền thương hiệu logo sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Lựa chọn hình thức đăng ký
Như đã trình bày ở trên, thương hiệu logo có hai hình thức đăng ký, đó là:
- Đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu;
- Đăng ký quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Bước 2: Hồ sơ đăng ký độc quyền
Sau khi lựa chọn hình thức bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu logo cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu logo theo nội dung thành phần hồ sơ đã được hướng dẫn ở trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ bảo hộ độc quyền
Tuỳ vào hình thức bảo hộ mà sẽ nộp tại những cơ quan khác nhau, cụ thể như sau:
- Nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ khi đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu;
- Nộp tại Cục Bản quyền tác giả khi đăng ký bản quyền dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Bước 4: Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ đăng ký bảo hộ được nộp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ thẩm định, kiểm duyệt hồ sơ. Nếu đầy đủ giấy tờ, hợp lệ và đủ điều kiện bảo hộ thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
3. Sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu logo
Bạn nên sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu logo để quá trình được diễn ra thuận lợi và có kết quả như mong muốn. Những lợi ích có thể kể đến khi sử dụng dịch vụ đăng ký là:
- Được tư vấn và giải đáp thắc mắc về các vấn đề liên quan đến thương hiệu logo;
- Được tra cứu sơ bộ thương hiệu logo trước khi đăng ký để đánh giá khả năng bảo hộ;
- Được hỗ trợ soạn thảo giấy tờ liên quan đến thương hiệu logo khi Khách hàng yêu cầu;
- Được tư vấn những biện pháp tự vệ cũng như đề xuất các biện pháp yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng khi có hành vi xâm phạm quyền,…
4. Quy trình tư vấn và thực hiện dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu logo
Về cơ bản, quy trình tư vấn và thực hiện dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu logo tại Văn phòng đăng ký bản quyền được diễn ra như sau:
Bước 1: Tư vấn Khách hàng
Khi tiếp nhận thông tin, Chuyên viên pháp lý, Luật sư sẽ tư vấn và giải đáp những thắc mắc về thương hiệu logo, như: những hình thức đăng ký bảo hộ; hồ sơ, thủ tục và chi phí đăng ký,…
Bước 2: Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ
Hỗ trợ soạn thảo giấy tờ liên quan khi được Khách hàng yêu cầu, như: hồ sơ đăng ký bản quyền, hồ sơ cấp lại văn bằng bảo hộ, văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm bản quyền,…
Bước 3: Phân công Chuyên viên pháp lý, Luật sư giải quyết
Phân công Chuyên viên pháp lý, Luật sư giải quyết để đại diện Khách hàng nộp hồ sơ đăng ký, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo dõi hồ sơ cũng như gửi thông báo về tình hình đăng ký cho Khách hàng.