Hồ sơ ly hôn đơn phương hiện nay
Mục lục
Đơn ly hôn đơn phương là một trong những tài liệu bắt buộc và quan trọng trong hồ sơ ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng có thể soạn thảo đơn xin ly hôn và chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ ly hôn theo đúng quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn và hướng dẫn Quý vị soạn thảo đơn ly hôn, hồ sơ ly hôn và thủ tục ly hôn đơn phương.
Căn cứ để Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn là gì?
Khi một bên người vợ hoặc người chồng yêu cầu ly hôn mà quá trình hòa giải không thành tại Tòa án thì sẽ tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương dựa vào một trong những căn cứ dưới đây:
- Người vợ hoặc người chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng tới quyền, nghĩa vụ của người vợ hoặc chồng dẫn đến cuộc hôn nhân trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được hoặc mục đích cuộc hôn nhân không đạt được;
- Người vợ hoặc người chồng của người bị mất tích yêu cầu ly hôn;
- Cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu cặp đôi ly hôn thì Tòa án giải quyết ly hôn khi có căn cứ người vợ hoặc chồng bạo lực gia đình gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, tính mạng của người kia một cách nghiêm trọng.
Đơn ly hôn đơn phương được viết như thế nào?
Mẫu đơn ly hôn đơn phương là một trong những giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ ly hôn đơn phương. Do đó, bạn cần điền đầy đủ và chính xác những nội dung chính sau:
Thứ nhất, mặt hình thức
- Có quốc ngữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”; có tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”;
- Loại giấy tờ “Đơn yêu cầu ly hôn đơn phương”.
Thứ hai, chủ thể
Gồm những nội dung cơ bản sau:
- Tòa án: Ghi đầy đủ và chính xác tên cơ quan Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
- Vợ, chồng: Ghi đầy đủ họ tên, chữ đệm; ngày sinh; CMND/CCCD, địa chỉ,…
Thứ ba, nội dung yêu cầu
Về cuộc sống hôn nhân: Ghi rõ thời gian kết hôn, thời gian chung sống, địa điểm chung sống và hiện tại đang ở cùng nhau hay đã ly thân. Trình bày nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, tình trạng mâu thuẫn,… Ghi rõ mục đích viết đơn ly hôn để yêu cầu Tòa giải quyết.
Về con cái: Ghi chi tiết số lượng con chung; họ tên, chữ đệm; ngày sinh,… Trình bày nguyện vọng, yêu cầu về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và mức cấp dưỡng bao nhiêu?
Về tài sản chung của hai vợ chồng: Liệt kê chi tiết những tài sản chung, cần ghi rõ nguyện vọng, yêu cầu trong việc phân chia tài sản.
Về nợ chung của hai vợ chồng: Ghi chi tiết số nợ, chủ nợ, thời gian trả nợ… Và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn.
Thủ tục thủ tục đơn phương ly hôn được diễn ra như thế nào?
Quá trình thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương tại tòa án diễn ra như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn
Cần chuẩn bị kỹ lưỡng những giấy tờ dưới đây để nộp cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc:
Đơn ly hôn;
- CMND/CCCD/hộ chiếu, hộ hộ khẩu (bản sao y công chứng);
- Giấy đăng ký kết hôn (bản sao y công chứng);
- Giấy khai sinh của các con (bản sao y công chứng);
- Giấy tờ chứng minh tài sản chung của hai vợ chồng, như sổ hồng, sổ đỏ; giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm,…
Bước 2: Thụ lý đơn ly hôn
Sau khi tiếp nhận hồ sơ ly hôn, Tòa án sẽ xem xét có thụ lý đơn hay không? Nếu hồ sơ ly hôn đầy đủ và hợp lệ, Tòa án sẽ gửi thông báo đóng tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận biên lai nộp tiền, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn.
Bước 3: Hòa giải
Hòa giải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu cặp vợ chồng hòa giải thành công, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày mà không có ai phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành. Nếu cặp vợ chồng hòa giải không thành công, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 4: Phiên tòa sơ thẩm
Sau khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ly hôn ra xét xử sẽ gửi giấy triệu tập và thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm có các đương sự.