Hiện nay, đăng ký bản quyền thương hiệu bao nhiêu tiền?
Mục lục
Bất kỳ chủ thể nào khi đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng đều quan tâm đến hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ. Bên cạnh đó, vấn đề đăng ký bản quyền thương hiệu bao nhiêu tiền cũng hết sức được quan tâm. Thực tế, chi phí đăng ký không có mức cố định, bởi lẻ nó phụ thuộc vào việc bạn tự đăng ký hay sử dụng dịch vụ, gói dịch vụ và số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân muốn đăng ký bảo hộ.
1. Lợi ích khi đăng ký bảo hộ thương hiệu
Khi bạn đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ nhận được những lợi ích nổi trội như sau:
- Tạo cơ sở pháp lý để công ty độc quyền sử dụng thương hiệu;
- Là căn cứ để xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm thương hiệu. Doanh nghiệp có thể dựa vào văn bằng bảo hộ để yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật;
- Đăng ký bảo hộ độc quyền sẽ nâng cao độ uy tín trong lòng người tiêu dùng, đối tác;
- Thương hiệu là một tài sản vô hình, có giá trị tăng theo thời gian tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,…
2. Quá trình đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu
Thủ tục các bước đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu dưới dạng dạng nhãn hiệu được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ và nộp cho cơ quan chức năng
Thành phần hồ sơ đăng ký thương hiệu gồm:
- Tờ khai đề nghị bảo hộ độc quyền thương hiệu;
- Mẫu thương hiệu dự định đăng ký bảo hộ;
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện (nếu có);
- Văn bản chứng minh quyền thực hiện đăng ký bảo hộ, quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí đăng ký.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên thì nộp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Bước 2: Xét duyệt hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền
Khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra giấy tờ, điều kiện bảo hộ và ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối. Cụ thể như sau:
- Thẩm định về mặt hình thức: Kiểm tra bộ hồ sơ đăng ký có đầy đủ và hợp lệ hay không;
- Công bố về hồ sơ đăng ký bảo hộ: Sau khi xét thấy hồ sơ đăng ký hợp lệ thì sẽ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định về mặt nội dung bảo hộ: Kiểm tra thương hiệu muốn bảo hộ có đáp ứng tất cả các yêu cầu bảo hộ hay không;
- Ra quyết định: Nếu nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối và nêu rõ lý do từ chối. Ngược lại, nếu như đáp ứng các điều kiện bảo hộ thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu.
3. Đăng ký bản quyền thương hiệu bao nhiêu tiền?
Để trả lời câu hỏi đăng ký bản quyền thương hiệu bao nhiêu tiền? Ta có thể xem biểu mức thu phí, lệ phí thương hiệu ban hành kèm Thông tư 263/2016/TT-BKHCN. Cụ thể như sau:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng;
- Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng. Nếu có trên 01 nhóm (06 sản phẩm/dịch vụ) thì từ nhóm thứ 02 phải nộp thêm: 100.000 đồng/nhóm;
- Lệ phí để duy trì hiệu lực Giấy chứng nhận bảo hộ: 100.000 đồng;
- Phí thẩm định đơn đăng ký: 550.000 đồng. Nếu như có trên 06 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm thì phải nộp thêm thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ: 120.000 đồng;
- Chi phí để phân loại mỗi nhóm 06 sản phẩm/dịch vụ là: 100.000 đồng. Nếu như có trên 06 sản phẩm/dịch vụ thì phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ: 20.000 đồng;
- Chi phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên là: 600.000 đồng;
- Phí tra cứu: 180.000 đồng. Nếu như có trên 06 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ: 30.000 đồng;
- Phí công bố: 120.000 đồng;
- Phí đăng bạ thông tin: 120.000 đồng;
- Chi phí sử dụng văn bằng bảo hộ là: 700.000 đồng.
Thực tế, chi phí đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu sẽ không có mức cố định, bởi lẻ chi phí phải trả nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân muốn đăng ký bảo hộ. Và khi bạn sử dụng dịch vụ pháp lý, chi phí đăng ký sẽ cao hơn nữa. Mức phí sử dụng dịch vụ sẽ khác nhau tại mỗi đơn vị thực hiện, gói dịch vụ mà bạn lựa chọn.