Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Mục lục
Bạn cần nắm rõ điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cũng như thủ tục đăng ký để bảo vệ tối đa quyền lợi của bản thân. Bởi mỗi kiểu dáng công nghiệp được ra đời đều là sự kết tinh của sáng tạo và là tài sản hết sức có giá trị. Theo quy định, muốn được cấp bằng bảo hộ độc quyền phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp trước khi đưa kiểu dáng vào sử dụng hoặc chưa bán sản phẩm chứa kiểu dáng trên thị trường.
1. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm các tiêu chí sau đây:
- Phải có tính mới: Phải có sự khác biệt đáng kể đối với những kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai bằng bất kỳ hình thức nào khác trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên;
- Phải có tính sáng tạo: Khi căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới bất kỳ hình thức trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên thì kiểu dáng công nghiệp được yêu cầu bảo hộ phải được tạo ra một cách không dễ dàng đối với những người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng;
- Phải có khả năng áp dụng công nghiệp: Khi sử dụng những biện pháp công nghiệp hoặc biện pháp thủ công có thể chế tạo hàng loạt sản phẩm có cùng kiểu dáng.
2. Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào?
Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được diễn ra theo các bước như sau:
Bước 1: Tra cứu
Quá trình này nhằm mục đích đánh giá khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thành công hay không? Đồng thời, quá trình tra cứu giúp tiết kiệm chi phí và thời gian của chủ đơn, chủ đơn.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được làm theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
- Giấy uỷ quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện;
- Bản mô tả chi tiết về kiểu dáng công nghiệp;
- Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ ở các góc nhìn khác nhau của kiểu dáng công nghiệp;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn bảo hộ hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác, như giấy chứng nhận quyền thừa kế; giấy chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động….
- Bản sao đơn yêu cầu bảo hộ đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu đơn đăng ký bảo hộ có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Thẩm định hình thức
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức, ảnh, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân loại… Nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ và cho đăng công bố đơn. Nếu đơn đăng ký bảo hộ không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị sửa đổi.
Bước 4: Công bố đơn đăng ký
Đơn đăng ký được chấp nhận là hợp lệ thì sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Nội dung công bố là những thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, ảnh và phân loại kiểu dáng công nghiệp.
Bước 5: Thẩm định nội dung
Đơn đăng ký đã được công nhận là hợp lệ thì sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho đối tượng nêu trong đơn, theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 6: Nhận kết quả đăng ký
Sau khi hoàn thành thẩm định nội dung, trường hợp đơn đăng ký đáp ứng yêu cầu bảo hộ, chủ sở hữu sẽ nộp phí đăng ký để nhận được văn bằng bảo hộ. Trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
3. Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm ba nội dung:
- Ban hành những quy định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp phù hợp với thực hiện như đối tượng quyền, căn cứ xác lập quyền, điều kiện bảo hộ độc quyền, thủ tục thực hiện đăng ký bảo hộ và quy trình xử lý đơn…
- Cấp văn bằng bảo hộ độc quyền khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định (xác lập quyền);
- Các biện pháp bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ, đó có thể là quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp để xử lý các hành vi xâm phạm quyền.