Dịch vụ tư vấn pháp lý về nhượng quyền thương hiệu
Mục lục
Nhượng quyền thương hiệu là một trong những mô hình kinh doanh có giá trị kinh tế cao. Mô hình này không chỉ mang lại lợi ích lớn cho chủ sở hữu thương hiệu, mà còn là phương thức chia sẻ cơ hội kinh doanh hiệu quả cho nhiều người khác – giúp cá nhân, tổ chức chưa có đủ tài nguyên và nguồn lực để tự xây dựng một công việc kinh doanh từ con số không.
1. Tác động của nhượng quyền thương mại
Hình thức nhượng quyền thương mại giúp bên nhượng quyền tận dụng được nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh, gia tăng doanh số và lợi nhuận, nâng cao giá trị thương hiệu và nâng tầm công ty. Nhờ uy tín của những thương hiệu lớn nhượng quyền, sản phẩm của các công ty vừa và nhỏ được tiêu thụ mạnh trên thị trường, được người tiêu dùng biết đến rộng rãi, tiết kiệm chi phí tạo dựng thương hiệu cũng như quảng cáo, xúc tiến bán hàng.
Hoạt động nhượng quyền không chỉ đem lại cơ hội đầu tư kinh doanh cho các chủ đầu tư mà còn giúp mở rộng, phát triển thị trường nội địa cạnh tranh lành mạnh. Với việc nhận nhượng quyền từ các công ty nước ngoài, các công ty Việt Nam được chuyển giao những thương hiệu có uy tín và được học hỏi, tiếp cận cách thức kinh doanh và phương thức quản lý tiên tiến của thế giới.

2. Thủ tục nhượng quyền thương mại diễn ra như thế nào?
Đăng ký nhượng quyền thương mại được diễn ra theo các bước như sau:
Bước 1: Hồ sơ nhượng quyền
Thành phần hồ sơ nhượng quyền thương mại gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị nhượng quyền thương mại (theo mẫu MĐ-1);
- Bản giới thiệu chi tiết nhượng quyền thương mại;
- Bản sao công chứng, chứng thực GCN đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài. Giấy tờ này phải được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân thành lập xác nhận khi thực hiện nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt nam;
- Bản sao công chứng, chứng thực Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ;
- Giấy tờ chứng minh cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu khi thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho Bộ Công thương. Trong 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Bộ Công thương đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương phải có văn bản hướng dẫn hoàn thiện, bổ sung, hoàn chỉnh. Nếu từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Nội dung tư vấn nhượng quyền thương hiệu
Đăng ký bản quyền với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý có nhiều kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ thực hiện các giao dịch nhượng quyền thương mại sẽ giúp bạn định hướng và hiểu rõ các vấn đề xoay quanh mô hình này. Cụ thể, nội dung tư vấn dịch vụ của chúng tôi gồm:
- Tư vấn khái quát chính sách pháp luật có liên quan;
- Hỗ trợ rà soát hợp đồng nhượng quyền sơ cấp và thứ cấp;
- Hỗ trợ rà soát các tài liệu, thỏa thuận khác liên quan đến việc vận hành hệ thống giúp đảm bảo tính nhất quán với hợp đồng nhượng quyền và tính tuân thủ pháp luật;
- Đại diện bên nhượng quyền/bên nhận nhượng quyền tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng;
- Đại diện đăng ký hoạt động nhượng quyền với cơ quan quản lý;
- Đại diện bên nhượng quyền hoặc bên nhận nhượng quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhượng quyền,…
Đăng ký bản quyền tự tin giải đáp được mọi thắc mắc cũng như hỗ trợ Khách hàng thực hiện các vấn đề pháp lý liên quan.