Thời hạn bảo hộ cuộc biểu diễn bắt đầu khi nào?
Cuộc biểu diễn của người biểu diễn là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền liên kể từ khi cuộc biểu diễn được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả mà không cần tiến hành đăng ký quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng (Khoản 1 Điều 3, Khoản 2 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ, Khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)
Theo Điều 29 Luật sở hữu trí tuệ thì người biểu diễn có các quyền sau:
Thứ nhất, khi người biểu diễn không đồng thời là chủ chủ đầu tư thì người biểu diễn chỉ có các quyền nhân thân. Cụ thể là các quyền sau:
– Được giới thiệu tên.
– Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, tức là không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào.
Thứ hai, khi người biểu diễn đồng thời là chủ chủ đầu tư – chủ thể dùng tiền bạc, cơ sở vật chất để thực hiện cuộc biểu diễn thì vừa có quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau:
– Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp.
– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn.
– Phát sóng hoặc truyền cuộc biểu diễn bằng cách khác đến công chúng.
– Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn.
Tại Khoản 1 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ có quy định về thời hạn bảo hộ cuộc biểu diễn là bao lâu. Cụ thể là được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình và chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ. Thời hạn bảo hộ được xác định bằng năm nên năm đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ năm tiếp theo liền kề năm được xác định.
Ví dụ: Cuộc biểu diễn được định hình vào ngày 25/08/1989. Thời điểm điểm bảo là từ ngày 01/01/1990 đến ngày 31/12/2040