Khái quát về sở hữu trí tuệ trong kinh doanh quốc tế
Mục lục
Trong xu thế hội nhập sâu và toàn diện vào kinh doanh quốc tế, việc tạo dựng một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hoàn thiện và vững chắc đó là một điều tất yếu thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn ở bất kỳ quốc gia nào. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn khái quát về sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh mang tầm quốc tế. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.
>>> Tìm hiểu các vấn đề chính của Luật sở hữu trí tuệ: Tìm hiểu về luật sở hữu trí tuệ hiện hành
Quy định sở hữu trí tuệ trong kinh doanh quốc tế ra sao?
Hiệp định Trips là Phụ lục 1C của Thỏa thuận Thiết lập Tổ chức WTO, có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các Thành viên WTO, được thông qua tại Marrakesh ngày 15/04/1994 và có hiệu lực ngày 01/01/1995. Hiệp định Trips dẫn chiếu đến các điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Công ước Berne, Công ước Paris, …). Cụ thể điều chỉnh các đối tượng như
- Quyền tác giả và quyền liên quan;
- Nhãn hiệu;
- Chỉ dẫn địa lý;
- Kiểu dáng công nghiệp;
- Sáng chế (bao gồm giống cây trồng);
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp;
- Thông tin bí mật.
Đặc điểm của hiệp định sở hữu trí tuệ trong kinh doanh quốc tế ra sao?
Hiệp định Trips là thỏa thuận đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến nay với những đặc điểm sau:
Thứ nhất, là kết quả của sự kết hợp một số thỏa ước quốc tế trước đó
Những thỏa ước quốc tế này là Công ước Paris, Công ước Bern, Công ước Rome, Công ước Washington. Những thỏa ước quốc tế này có hiệu lực bắt buộc với cả những quốc gia chưa phê chuẩn thỏa ước, ngoại trừ Công ước Rome chỉ có hiệu lực bắt buộc với những nước đã là thành viên của Công ước.
Thứ hai, thiết lập các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu trong thời hạn cụ thể
Đối với mỗi đối tượng sở hữu trí tuệ, Hiệp định Trips thiết lập những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mà các nước thành viên phải tuân thủ. Nội dung chính gồm đối tượng được bảo hộ và không được bảo hộ, quyền (bao gồm thời hạn bảo hộ tối thiểu), những trường hợp ngoại lệ.
Thứ ba, chứa đựng những quy định mở
Bên cạnh những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, Hiệp định Trips giành quyền tự quyết cho các Thành viên trong một số vấn đề nhằm giúp các nước thiết lập tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo chính sách của các nước này.
Thứ tư, thiết lập những quy định thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Hiệp định có các quy định đảm bảo thực thi những cam kết của Hiệp định. Những tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Trips có thể được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau như dân sự, hành chính, biện pháp tạm thời, biện pháp kiểm soát biên giới và biện pháp hình sự. Và được giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO.
Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ trong kinh doanh quốc tế gồm những gì?
Phan Law Vietnam thực hiện dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế như:
- Tư vấn khái quát và chi tiết các nội dung thiết yếu để doanh nghiệp nắm rõ nằm đảm bảo quyền lợi;
- Tư vấn cách thức đăng ký bảo hộ quốc tế;
- Tư vấn các biện pháp giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ thương mại quốc;
- Hỗ trợ soạn thảo và thực hiện đăng ký bảo hộ khi được yêu cầu;
- Đại diện khách hàng để làm các thủ tục liên quan đến sở hữu trí tuệ quốc tế.