Cách đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm theo quy định của pháp luật
Mục lục
Cách đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm gồm những gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ thể ngày càng tâm, bởi điều này góp phần bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích chính đáng của họ trước những hành vi vi phạm và để thuận tiện trong việc thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trả lời vấn đề này và các vấn đề liên quan.
Định nghĩa về phần mềm được hiểu như thế nào?
Bản quyền phần mềm là quyền tác giả đối với tác phẩm phần mềm, chương trình máy tính. Quyền tác giả của chương trình máy tính được quy định chi tiết tại Điều 17 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:
- “Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính.
- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.”
Các loại bản quyền phần mềm được bảo hộ hiện nay là gì?
Một phần mềm thông thường được chia thành 5 công đoạn chính như sau:
- Khởi phát ý tưởng về phần mềm;
- Thiết kế cấu trúc hệ thống;
- Thiết kế kiểu dữ liệu trừu tượng;
- Giải thuật và cấu trúc dữ liệu;
- Chương trình máy tính.
Như vậy, các loại bản quyền phần mềm được bảo hộ gồm:
BÍ MẬT KINH DOANH
Nếu phần mềm tạo cho người nắm giữ lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng và được bảo mật (tham khảo Điều 84 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009).
QUYỀN TÁC GIẢ
Được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định (tham khảo khoản 1 Điều 6, điểm m khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009, 2019).
SÁNG CHẾ
Nếu tài sản trí tuệ có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp, có thể đăng ký để được cấp “Bằng độc quyền giải pháp hữu ích” với thời hạn độc quyền là 10 năm. Nếu thỏa mãn thêm điều kiện “có trình độ sáng tạo” theo quy định của pháp luật, có thể đăng ký để được cấp “Bằng độc quyền sáng chế” với thời hạn độc quyền là 20 năm (tham khảo Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009, 2019).
NHÃN HIỆU
Phải nhìn thấy được và có khả năng phân biệt với phần mềm khác (tham khảo Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009, 2019).
Quy trình để đi đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm như thế nào?
Tùy vào nhu cầu bạn muốn đăng ký bảo hộ là gì mà sẽ nộp hồ sơ đăng ký tới cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Nếu đăng ký quyền tác giả thì nộp hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng. Nếu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, sáng chế thì nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; Cục sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện công bố đơn yêu cầu bảo hộ, thẩm định nội dung rồi mới ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.