Đăng ký mã số thuế doanh nghiệp năm 2022
Mục lục
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi muốn tiến hành hoạt động kinh doanh cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, một trong cũng nghĩa vụ đó là nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Theo đó, đăng ký mã số thuế doanh nghiệp là một phần không thể thiếu của bất kỳ công ty nào. Mặc dù có ý nghĩa quan trọng như vậy, không không phải chủ thể nào cũng nắm rõ mã số thuế doanh nghiệp là gì và thủ tục đăng ký mã số thuế doanh nghiệp ra sao. Bài viết dưới đây, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn chi tiết về chủ đề này cho các bạn.

Mã số thuế doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Mã số thuế doanh nghiệp được biết tới là một dãy gồm các chữ số được mã hóa theo một nguyên tắc thống nhất, được tạo mở bởi hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mã số thuế của doanh nghiệp sẽ được cấp vào thời điểm thành lập doanh nghiệp và được khi trên giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mã số thuế doanh nghiệp nhất định và duy nhất. Được sử dụng nhằm giúp cơ quan quản lý Thuế có thể xác định được đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, quản lý doanh thu hay thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp,….


Thủ tục đăng ký mã số thuế doanh nghiệp diễn ra như thế nào?
Đăng ký mã số thuế doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số thuế doanh nghiệp
Khi đăng ký mã số thuế doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký mã số thuế theo mẫu;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp;
- Bản kê thông tin các văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch (nếu có);
- Bản kê thông tin các kho hàng trực thuộc (nếu có);
- Bản kê thông tin các nhà thầu phụ theo mẫu (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế doanh nghiệp trực tiếp cho cơ quan quản lý Thuế tại Cục Thuế hoặc gửi thông qua đường bưu điện.
Lưu ý: Trong thời hạn trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cũng như các chi nhánh của doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký mã số thuế doanh nghiệp. Nếu trong thời hạn quy định mà không thực hiện, không chấp hành thì phải tự chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý Thuế.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ người đăng ký, cơ quan thuế cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế.
Nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế doanh nghiệp?
Trên Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp sẽ hiển thị những nội dung như sau:
- Tên người nộp thuế;
- Mã số thuế của doanh nghiệp;
- Số, ngày, tháng, năm của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp.
Mã số thuế của doanh nghiệp phải ghi vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; khai và nộp thuế; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện các giao dịch về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều địa bàn khác nhau.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải thông báo và cung cấp mã số thuế cho cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc ghi mã số thuế trên hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông với cơ quan quản lý thuế.