Các bước thành lập doanh nghiệp năm 2022
Mục lục
Hiện nay, các quy định ngày càng cởi mở và thủ tục pháp lý ngày càng đơn giản hơn nhằm giúp doanh nhân tối đa trong việc thực hiện các bước thành lập doanh nghiệp. Để hỗ trợ các bạn hiểu rõ hơn thủ tục đăng ký, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn chi tiết cho các bạn thông qua bài viết dưới đây.
Vì sao cần phải thành lập doanh nghiệp?
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ đem đến rất nhiều lợi ích, như:
- Việc thành lập một công ty để kinh doanh có thể giúp thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn được nhiều người biết đến, được nhiều người tin tưởng sử dụng;
- Được thừa nhận và xác định là có tồn tại, được thực hiện kinh doanh các ngành nghề như đã đăng ký;
- Thành lập công ty đồng nghĩa với quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất;
- Có mã số công ty và mã số thuế, có GCN đăng ký thành lập công ty, có tư cách pháp nhân;
- Cá nhân không được phép xuất hóa đơn mà chỉ công ty mới được phép. Với những đối tác, khách hàng cần hóa đơn để bạch hóa chi phí thì đương nhiên họ sẽ sử dụng dịch vụ, mua hàng của một công ty.
Những lưu ý khi thực hiện các bước thành lập doanh nghiệp?
Khi thực hiện các bước thành lập doanh nghiệp, cần chú ý những vấn đề như sau:
- Về tên công ty: Theo Luật doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về đặt tên công ty và không thuộc các trường hợp bị cấm như trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công đã đăng ký; sử dụng từ ngữ vi phạm truyền thống lịch sử…
- Về trụ sở chính: Không được đặt tại nhà tập thể, nhà chung cư. Trường hợp đặt trụ sở chính tại các tòa nhà chung cư hỗn hợp thì tầng đặt trụ sở phải là tầng thương mại, dịch vụ của tòa nhà;
- Về ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Trước khi thành lập, cần xem ngành nghề dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện kinh doanh đúng quy định;
- Về vốn điều lệ: Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp, trừ trường hợp ngành nghề đăng ký yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được phép thấp hơn mức vốn pháp định này;
- Về loại hình công ty: Hiện nay, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp được nhà nước công nhận, đó là công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, doanh Nghiệp tư thân, công ty hợp danh. Mỗi loại hình công ty đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Do đó, cần nắm rõ những đặc điểm của từng loại để lựa chọn loại hình phù hợp nhất với mục đích ban đầu của mình khi mở công ty.
Trình tự các bước thành lập doanh nghiệp diễn ra như thế nào?
Khi đáp ứng những điều kiện thành lập doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện thủ tục các bước thành lập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ đăng ký và nộp cho cơ quan chức năng
Khi thành lập doanh nghiệp, cần chuẩn bị một số loại giấy tờ dưới đây tùy vào từng loại hình doanh nghiệp:
- Đơn yêu cầu mở công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách những thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
- GCN đăng ký đầu tư;
- Giấy tờ tùy thân của chủ DNTN, của các thành viên công ty, của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
- Quyết định thành lập doanh nghiệp, GCN đăng ký doanh nghiệp và văn bản ủy quyền; giấy ủy quyền của người đại diện của thành viên là tổ chức.
Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ đăng ký, nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo một trong ba phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp;
- Nộp qua dịch vụ bưu chính;
- Nộp hồ sơ online.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ có hợp lệ không? Cấp GCN đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Ngược lại, khi hồ sơ bị từ chối, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo và nêu rõ lý do.