Đăng ký bản quyền thương hiệu như thế nào?
Mục lục
Ngày nay, các doanh nghiệp tập trung đầu tư để tạo ra thương hiệu gắn liền với hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp. Mục đích là gây ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng và nâng cao lợi thế sản phẩm trên thị trường. Việc thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu cũng giúp cho doanh nghiệp ngăn chặn cá nhân, tổ chức khác sử dụng thương hiệu giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn. Bài viết dưới đây, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn chi tiết cho các bạn các thức đăng ký.
1. Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu gồm giấy tờ gì?
Khi muốn thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ dưới đây:
- Đơn đề nghị bảo hộ độc quyền thương hiệu (02 bản);
- Mẫu thương hiệu muốn đăng ký bảo hộ (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang thương hiệu;
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mặt chủ sở hữu thương hiệu thực hiện thủ tục đăng ký;
- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký thương hiệu như thư xác nhận, Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập…
- Giấy tờ thể hiện quyền ưu tiên đăng ký bản quyền thương hiệu;
- Bản sao giấy tờ nộp tiền đăng ký độc quyền thương hiệu.
2. Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu như thế nào?
Quy trình các bước đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ được diễn ra như sau:
Bước 1: Thiết kế thương hiệu và lựa chọn mẫu đăng ký bảo hộ
Khi thiết kế mẫu thương hiệu cần lưu ý không nên lựa chọn những mẫu quá đơn giản, không có tính phân biệt cao hoặc là những cụm từ đơn giản, được sử dụng hàng ngày.
Bước 2: Tra cứu mẫu thương hiệu
Sau khi thiết kế mẫu thương hiệu và lựa chọn mẫu muốn thực hiện đăng ký bản quyền thương hiệu, các bạn cần tiến hành tra cứu thương hiệu trước khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ. Quá trình tra cứu nhằm đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu, tránh trường hợp hồ sơ đăng ký bảo hộ bị từ chối do tương tự hoặc trùng với thương hiệu của người khác đã đăng ký trước đó.
Bước 3: Soạn hồ sơ đăng ký bảo hộ và nộp cho cơ quan chức năng
Sau khi tra cứu mẫu thương hiệu và xác nhận có khả năng đăng ký thì chủ sở hữu thương hiệu cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký như trên và nộp tại Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ đăng ký thương hiệu
Hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ được thẩm định qua nhiều giai đoạn và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, các bạn cần theo dõi khả năng đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu sót không cần thiết.
Bước 4: Nhận GCN thương hiệu
Sau khi việc thẩm định hồ sơ đăng ký hoàn thành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không? Khi hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền đầy đủ và hợp lệ, các bạn sẽ nộp một khoản chi phí để có thể nhận được GCN đăng ký thương hiệu sản phẩm, dịch vụ.
3. Biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ do chủ thể sở hữu thực hiện?
Khi phát hiện ra hành vi xâm phạm, chủ sở hữu có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
- Áp dụng biện pháp công nghệ để ngăn ngừa hành vi xâm phạm;
- Yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp tương ứng để xử lý hành vi xâm phạm;
- Nộp đơn khởi kiện chủ thể có hành vi xâm phạm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Bên cạnh biện pháp tự bảo vệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng áp dụng các biện pháp xử lý dân sự, hành chính, hình sự đối với hành vi xâm phạm dựa vào mức độ xâm phạm.