Cơ quan trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bản quyền hay không?
Hiện tại tình trạng bản quyền hay quyền tác giả xảy ra sự cố tranh chấp là tương đối phổ biến. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đối với những chủ sở hữu quyền tác giả thực sự của tác phẩm đó nhưng lại không có cơ ở chứng minh.
Trong một số trường hợp vì không có cơ sở nên chủ sở hữu mất ưu thế trong việc giải quyết tranh chấp. Và cách để giải quyết tình trạng đó hầu hết là nhờ sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp quyền tác giả.
Thông thường việc tranh chấp quyền tác giả sẽ là tranh chấp dân sự thông thường.. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp xảy ra tranh chấp bản quyền đều thuộc lĩnh vực này. Nếu trường hợp cả hai bên tranh chấp về mục đích lợi nhuận nhuận thì những tranh chấp đó thuộc về các tranh chấp kinh doanh thương mại.
Khi có tranh chấp xảy ra thì một trong những cách thức mà chủ sở hữu quyền tác giả có thể thực hiện để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình chính là khởi kiện ra cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 thì có tranh chấp, chủ sở hữu có quyền khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Dựa theo quy định này thì trọng tài hay trọng tài thương mại là một trong những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền tác giả. Tùy theo từng trường hợp mà chủ sở hữu quyền tác giả có thể khởi kiện tại cơ quan này nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định.