Đăng ký bản quyền thương hiệu đúng pháp Luật mới nhất năm 2023
Mục lục
Đăng ký bản quyền thương hiệu giúp ngăn chặn đối thủ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của đơn vị. Đồng thời, việc đăng ký bản quyền thương hiệu cũng là điều cần thiết giúp doanh nghiệp, tổ chức không xâm phạm thương hiệu của các bên khác. Nếu bạn đang có những vấn đề thắc mắc về việc đăng ký bản quyền thương hiệu, thủ tục và quy định thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Đăng ký bản quyền thương hiệu là gì?
Đăng ký bản quyền thương hiệu là thủ tục nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ để được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp thương hiệu. Nhằm ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm trái phép thương hiệu của bên thứ ba.
- Đăng ký bản quyền thương hiệu là thủ tục đăng ký cấp cho chủ sở hữu thương hiệu độc quyền sử dụng trong các lĩnh vực mà họ kinh doanh.
- Đăng ký bản quyền thương hiệu không phải là thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bản quyền logo, thương hiệu tại Cục bản quyền tác giả. Bằng cách đăng ký bản quyền dưới hình thức thể hiện logo, thương hiệu bảo vệ tính nghệ thuật và cách sắp xếp hình ảnh về mặt nghệ thuật. Không xác lập quyền sử dụng các dấu hiệu thành lập thương hiệu của tổ chức, cá nhân.
2. Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu bao gồm những gì?
Các tài liệu cơ bản mà khách hàng cần chuẩn bị khi đăng ký bản quyền thương hiệu là:
- File mẫu thương hiệu (các đuôi .JPEG, .PNG hoặc các định dạng ảnh khác đọc được trên máy tính);
- Tờ khai đăng ký theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ;
- Mẫu thương hiệu dự định đăng ký (05 mẫu);
- Giấy ủy quyền đăng ký (01 bản chính) trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký.
Xem thêm: Chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu bao nhiêu?
3. Quy trình đăng ký bản quyền thương hiệu
Quy trình đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam trên thực tế mất khoảng 24 tháng, bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn thương hiệu có khả năng đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ
- Việc lựa chọn thương hiệu để có thể đăng ký thành công và được cấp văn bằng bảo hộ là vô cùng quan trọng. Để đăng ký thành công thương hiệu, có một số yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn nhãn hiệu như sau:
- Thương hiệu bảo hộ cần được thiết kế từ các yếu tố không trùng với thương hiệu trước đó và thương hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ
- Không sử dụng tên của thương hiệu nổi tiếng, mặc dù tên đó khác với lĩnh vực mà doanh nghiệp dự định đăng ký.
- Không sử dụng tên thương mại, tên chỉ dẫn địa lý của người khác để đăng ký thương hiệu.
Bước 2: Nộp Tờ khai đăng ký thương hiệu bản quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu, khách hàng chỉ cần ký vào giấy ủy quyền và thực hiện toàn bộ thủ tục.
Bước 3 Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu
- Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn về hình thức, mẫu nhãn, chủ đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
- Nếu đơn của doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo về việc chấp nhận đơn hợp lệ và tiến hành công bố đơn.
- Nếu đơn của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp thực hiện sửa đổi theo yêu cầu và nộp hồ sơ sửa đổi cho Cục Sở hữu trí tuệ.
- Kết quả của bước công việc này là: Ra quyết định Chấp nhận hồ sơ hợp lệ (Đây là giấy tờ cần thiết để đăng ký shop online chính hãng trên các sàn TMĐT).
- Thời hạn công bố đơn đăng ký thương hiệu: 02 tháng kể từ ngày ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- Nội dung công bố đơn đăng ký thương hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ được nêu trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu thương hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Bước 4: Kiểm tra nội dung đơn đăng ký thương hiệu: Thời hạn thẩm định nội dung thực tế: 09 – 15 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký thương hiệu, từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho thương hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký thương hiệu đáp ứng đủ các điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho thương hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.
- Nếu đơn đăng ký thương hiệu không đáp ứng các điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho thương hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.
- Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn phản hồi, khiếu nại các quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu cho thương hiệu của mình.
Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, hiệu lực của văn bằng bảo hộ thương hiệu sẽ là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký thương hiệu và thương hiệu có thể được gia hạn nhiều lần với mỗi lần gia hạn có hiệu lực là 10 năm nữa.