Cùng tìm hiểu giấy tờ ly hôn
Mục lục
Ly hôn được hiểu là sự kiện chấm dứt hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. Ly hôn không chỉ là một thủ tục làm chấm dứt một cuộc hôn nhân tại Tòa án mà nó còn để lại nhiều hệ lụy cho cả hai bên liên quan. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều thì các bên thường sẽ gặp phải những khó khăn, vướng mắc về giấy tờ ly hôn, thủ tục ly hôn. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra lời khuyên về vấn đề này. Cùng Văn phòng đăng ký bản quyền tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Giấy tờ ly hôn gồm những gì?
Về cơ bản thì các loại giấy tờ dùng trong đơn phương ly hôn hoặc thuận tình ly hôn đều giống nhau. Những giấy tờ cần thiết gồm:
- Mẫu đơn ly hôn đơn phương hoặc ly hôn thuận tình;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản sao y);
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao y);
- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao y);
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao y);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao y).
Lưu ý:
- Trường hợp không giữ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao;
- Trường hợp không có Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
2. Thủ tục ly hôn như thế nào?
Quy trình ly hôn được diễn ra như sau:
Thứ nhất, ly hôn đơn phương:
Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn
Cần chuẩn bị những giấy tờ như trên để nộp cho TAND cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Bước 2: Thụ lý đơn ly hôn
Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án sẽ xem xét có thụ lý đơn ly hôn hay không? Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tòa án nhân dân sẽ gửi thông báo yêu cầu đóng tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận biên lai đóng tiền phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn.
Bước 3: Hòa giải
Tiến hành hòa giải trước khi đưa vụ án ly hôn ra xét xử. Nếu hòa giải thành công thì sẽ lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày mà không có ai phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành. Ngược lại, nếu hòa giải không thành, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 4: Phiên tòa sơ thẩm
Sau khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì sẽ gửi giấy triệu tập và thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm có các đương sự.
Thứ hai, ly hôn thuận tình:
Bước 1: Soạn và nộp hồ sơ
Khi muốn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, cần chuẩn bị những giấy tờ như trên để nộp tại TAND cấp huyện nơi người vợ hoặc chồng làm việc, cư trú.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án sẽ thẩm định và tiến hành thụ lý nếu thuộc thẩm quyền giải quyết. Sau đó, mở phiên họp công khai để:
- Đình chỉ giải quyết ly hôn khi hai vợ chồng quyết định đoàn tụ;
- Ra quyết định công nhận yêu cầu thuận tình ly hôn;
- Lập biên bản hòa giải không thành và thụ lý vụ án ly hôn để giải quyết.
3. Dịch vụ tư vấn giấy tờ ly hôn và các vấn đề liên quan
Với đội ngũ Pháp lý có chuyên môn, kỹ năng và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, chúng tôi tự tin là một trong những đơn vị dịch vụ tư vấn ly hôn tốt nhất hiện nay. Không chỉ tư vấn trực tiếp tại Văn phòng đăng ký bản quyền mà còn tư vấn qua điện thoại và email xoay quanh các vấn đề pháp lý như:
- Tư vấn về điều kiện và trình tự các bước ly hôn theo quy định của pháp luật;
- Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo giấy tờ ly hôn;
- Tư vấn về thời gian giải quyết yêu cầu ly hôn;
- Tư vấn phân chia tài sản, cách giành quyền nuôi con cái khi ly hôn;
- Đại điện cho khách hàng thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền…