Công việc cần làm khi doanh nghiệp mới thành lập
Mục lục
Để thành lập công ty không phải dễ dàng và để vận hành tốt sau khi doanh nghiệp mới thành lập lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu và nắm rõ những thủ tục cần phải thực hiện sau khi doanh nghiệp mới thành lập. Điều này sẽ giúp quá trình vận hành của bộ máy công ty diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn rất nhiều.
1. Tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập?
Bạn có thể dễ dàng tra cứu lại thông tin của doanh nghiệp mình hoặc những doanh nghiệp đã được đăng ký thành công trên trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:
Bước 1: Trên trình duyệt web, bạn vào địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 2: Nhập mã số thuế vào ô tìm kiếm rồi click vào nút tìm kiếm.
Tại màn hình trang web, bạn có thể tra cứu những thông tin về đăng ký doanh nghiệp như sau:
- Thông tin cơ bản về công ty (tra cứu miễn phí): Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, tình trạng hoạt động, loại hình pháp lý, ngày thành lập, tên người đại diện pháp luật, địa chỉ trụ sở chính, mẫu dấu (nếu có), ngành, nghề kinh doanh, danh sách các bố cáo điện tử đã đăng;
- Trạng thái xử lý hồ sơ (tra cứu miễn phí); Tra cứu thông tin về trạng thái xử lý của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cụ thể. Giúp công ty chủ động nắm bắt được tình trạng hồ sơ của mình để có phương án tiếp theo;
- Thông tin về một công ty cụ thể (có thu phí): Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thông tin lịch sử trong 3 năm gần nhất, thông tin đăng ký mới nhất…
- Báo cáo về vai trò của cá nhân (có thu phí): Thông tin danh sách công ty mà cá nhân tham gia thành lập, quản lý trong vòng 3 năm gần nhất kèm theo vai trò của cá nhân tại các doanh nghiệp đó;
- Báo cáo danh sách công ty: Danh sách các công ty đáp ứng một số tiêu chí tìm kiếm;
- Dịch vụ theo yêu cầu: Những dịch vụ khác dựa trên yêu cầu cụ thể của người dùng.
2. Những việc cần làm khi doanh nghiệp mới thành lập là gì?
Sau khi doanh nghiệp mới thành lập, để có thể chính thức hoạt động thì cần thực hiện một số thủ tục sau:
- Mở tài khoản ngân hàng: Cần liên hệ Ngân hàng thương mại hoặc Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để tiến hành mở tài khoản thanh toán cho doanh nghiệp mình;
- Sau khi có mã số thuế công ty, cần phải thực hiện một số thủ tục như mua, cấp hóa đơn; thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…. để thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố;
- Khắc con dấu: Sau khi được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền quyết định về việc sử dụng hoặc không sử dụng con dấu. Khi có nhu cầu sử dụng con dấu thì liên hệ cơ quan khắc dấu để khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp;
- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần liên hệ với cơ quan quản lý trực tiếp để được hướng dẫn thực hiện;
- Trong 30 ngày, kể từ khi được thành lập công ty thì phải đăng nội dung đăng ký thành lập công ty trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và có trả phí;
- Bổ nhiệm kế toán trưởng, nhân viên kế toán: Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp tổ chức bộ máy làm kế toán của mình. Dù tổ chức theo hình thức nào, bao nhiêu người làm kế toán đi nữa; thì, doanh nghiệp nhất định phải có Kế toán trưởng, trừ trường hợp là doanh nghiệp siêu nhỏ;
- Treo biển hiệu tại doanh nghiệp: Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà. Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa phải là 01m, chiều cao tối đa là 04m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng…
3. Hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập?
Văn phòng đăng ký bản quyền luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn những công việc pháp lý sau khi thành lập công ty với thái độ luôn luôn lắng nghe, tư vấn, hướng dẫn. Đồng thời đưa ra định hướng và chủ trương thực hiện công việc. Bởi phương châm làm việc của Văn phòng là “thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình”.
Các bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ của chúng tôi, vì chúng tôi chuyên về dịch vụ pháp lý nên sẽ có sự am hiểu và áp dụng thành công các văn bản pháp lý để thực hiện tốt những công việc sau khi mở công ty. Bên cạnh đó, những Luật sư, Chuyên viên pháp lý đều được trang bị kiến thức pháp luật, có bề dày kinh nghiệm nên sẽ dễ dàng xử lý được các tình huống pháp sinh cũng như không để xảy ra sai sót.