Tìm hiểu đăng ký mã số xuất nhập khẩu hàng hóa
Mục lục
Xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh và thương mại của mỗi quốc gia. Từ việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới đến việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu luôn là một phần không thể thiếu. Khi muốn thực hiện hoạt động này cần phải đăng ký mã số xuất nhập khẩu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn cách thức thực hiện.
1. Hiểu rõ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Hoạt động xuất nhập khẩu là một hoạt động trao đổi hàng hóa trong nước và ngoài nước thông qua việc mua, bán qua biên giới giữa các quốc gia. Mục tiêu là tạo ra cầu nối thương mại cung cầu giữa thị trường trong và ngoài nước. Trong đó:
- Xuất khẩu hàng hóa: Hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng;
- Nhập khẩu hàng hóa: Hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng.
2. Đăng ký mã số xuất nhập khẩu hàng hóa
Trước đây, theo Thông tư số 80/2004/TT-BTC, khi thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì bắt buộc phải kê khai rõ chỉ tiêu “Đăng ký mã số xuất nhập khẩu” trên Tờ khai đăng ký thuế để cơ quan thuế cấp “Giấy chứng nhận đăng ký thuế” trên đó có ghi “Chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu”. Khi đó, chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu sẽ được sử dụng khi làm các thủ tục khai báo với cơ quan Hải quan.
Hiện nay, Thông tư 80/2004/TT-BTC đã hết hiệu lực và thuật ngữ “Đăng ký mã số xuất nhập khẩu” không còn được sử dụng nữa. Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh được liệt kê trong danh mục nên khi đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể. Pháp luật quy định các hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc trường hợp phải có giấy phép xuất nhập khẩu thì phải kèm theo giấy phép của Bộ Ngành có liên quan. Bên cạnh đó, hàng hóa muốn xuất nhập khẩu nhất định không thuộc danh sách cấm xuất nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.
3. Dịch vụ hỗ trợ tư vấn và thực hiện dịch vụ pháp lý
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền là một trong những đơn vị dịch vụ pháp lý uy tín, chất lượng nhất hiện nay. Đã và đang có rất nhiều Khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Khi đến trực tiếp Văn phòng hoặc gửi thông tin, thắc mắc qua email, liên hệ qua số hotline đều được phản hồi nhanh chóng, chi tiết và đầy đủ.
Nhìn chung. quy trình tư vấn và thực hiện dịch vụ pháp lý tại Văn phòng được diễn ra như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu
Khách hàng cần cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến dịch vụ tư vấn cho Luật sư.
Luật sư, Chuyên viên pháp lý tiếp nhận và hệ thống lại thông tin theo thời gian và sự kiện. Đây là bước đệm quan trọng để nắm bắt yêu cầu cũng như định hướng cung cấp dịch vụ pháp lý phù hợp.
Bước 2: Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ, tài liệu
Ngay sau khi nhận được yêu cầu, hồ sơ, Luật sư, Chuyên viên pháp lý được phân công xử lý, giải quyết. Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp, Luật sư, Chuyên viên pháp lý phụ trách sẽ tiến hành nghiên cứu và đánh giá tài liệu để có cái nhìn tổng quan. Đồng thời là cơ sở để xác định tính hợp lý, hợp pháp trong các yêu cầu của Khách hàng.
Trường hợp xác định thông tin được cung cấp chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng, Luật sư, Chuyên viên pháp lý được phân công xử lý gửi đề xuất Khách hàng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu.
Bước 3: Phân tích pháp lý, lập kế hoạch xử lý
Khi tiếp cận bất kỳ vấn đề pháp lý nào, Luật sư, Chuyên viên pháp lý phải xác định cơ sở pháp lý cho vấn đề. Xây dựng khung pháp lý điều chỉnh cho công việc cần giải quyết, đảm bảo các phương án đề xuất xử lý đúng quy định pháp luật. Tiếp theo, lập kế hoạch chi tiết công việc để thực hiện yêu cầu của Khách hàng.