Chia tài sản thừa kế theo quy định pháp luật
Mục lục
Di sản thừa kế của người mất để lại có thể được chia theo di chúc hoặc chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp không có di chúc thì tài sản của người mất sẽ được chia như thế nào? Hãy cùng Văn phòng đăng ký bản quyền theo dõi bài viết dưới đây để có đáp án cho câu hỏi này. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích và hỗ trợ được cho các bạn trong quá trình phân chia di sản.
Thuật ngữ thừa kế được hiểu như thế nào?
Thừa kế được hiểu là quá trình chuyển dịch tài sản của người đã chết sang cho người còn sống bằng cách phân chia tài sản theo di chúc và theo pháp luật, trong đó:
- Chia theo di chúc: Chuyển dịch tài sản của người đã chết sang cho những người còn sống theo ý muốn của người đó khi còn sống;
- Chia theo pháp luật: Chuyển tài sản thừa kế của người đã chết sang cho người sống theo hàng thừa kế, theo điều kiện và trình tự phân chia tài sản do pháp luật quy định.
Các trường hợp chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật?
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo bản di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người đã lập bản di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế di chúc vào thời điểm mở thừa kế không còn tồn tại;
- Những người thừa kế theo bản di chúc không có quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 650 của Bộ luật dân sự 2015, khi chia thừa kế theo di chúc, vẫn có thể chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau đây:
- Phần tài sản không được định đoạt trong bản di chúc;
- Phần tài sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng, từ chối nhận, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập bản di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế di chúc vào thời điểm mở thừa kế không còn tồn tại.
Chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật như thế nào?
Là quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết sang cho những người còn sống theo thứ tự hàng thừa kế, theo các điều kiện và trình tự phân chia di sản do pháp luật dân sự quy định.
Thứ tự hàng thừa kế để chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai: Ông/bà nội, ông/bà ngoại, anh/chị/ em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông/bà nội, ông/bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại; bác/chú/cậu/cô/dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là bác/chú/cậu/cô/dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Về nguyên tắc, khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thì tất cả mọi người đều sẽ bình đẳng trong việc hưởng những di sản của người đã chết để lại. Những người trong cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người hàng thừa kế sau chỉ được hưởng khi không còn bất kỳ ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết hoặc không có quyền hưởng hoặc đã bị truất quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.
Theo quy định tại Điều 623 của Bộ luật dân sự năm 2015, thời hiệu về thừa kế như sau:
- Quyền yêu cầu phân chia di sản đối với bất động sản là 30 năm, động sản là 10 năm, kể từ khi mở thừa kế;
- Người thừa kế có quyền yêu cầu xác nhận lại quyền thừa kế của bản thân hoặc có quyền yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của chủ thể khác là 10 năm, kể từ khi mở thừa kế;
- Được yêu cầu những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản là 03 năm, kể từ khi mở thừa kế.