Cập nhật quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ mới nhất 2023
Mục lục
1. Những lý do nên đăng ký sở hữu trí tuệ
Hiện nay, việc đăng ký sở hữu trí tuệ không bắt buộc nhưng nhờ có đăng ký sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp, doanh nhân sẽ nhận lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể:
- Thứ nhất, việc đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ giúp bảo vệ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất/cung cấp trước pháp luật.
- Thứ hai, nhờ có quyền sở hữu doanh nghiệp/doanh nhân/nhà kinh doanh đã tạo nên một thương hiệu, một bản quyền riêng cho sản phẩm, dịch vụ của mình nên khi đem bán hoặc lưu hành sẽ dễ chiếm được lòng tin của người tiêu dùng hơn.
- Cuối cùng, sản phẩm được pháp luật bảo hộ quyền chắc chắn sẽ chiếm ưu thế hơn, có mức giá nhỉnh hơn so với sản phẩm buôn bán tràn lan, không có nguồn gốc rõ ràng.
2. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm gì?
Theo quy định của pháp luật sở hữu nước ta hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ bao gồm các quyền dưới đây:
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sở hữu hoặc sáng tác ra.
- Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, ghi hình…
- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh… do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
- Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân với giống cây trồng mới do mình phát hiện, chọn và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
3. Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ 2023
Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2023 được thực hiện theo quy trình thứ tự sau đây:
3.1. Phân loại đối tượng đăng ký
Đây là bước rất quan trọng để việc đăng ký có thể tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3.3. Xác định cơ quan nhận hồ sơ
- Quyền sở hữu công nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả.
- Quyền sở hữu với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt.
3.3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký sẽ được tiến hành bởi chủ đơn đăng ký/người được chủ đơn ủy quyền. Cụ thể:
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm:
- 02 bản tờ khai đăng ký theo mẫu Cục Sở hữu trí tuệ của một trong các đối tượng sau: sáng chế, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu.
- 05 mẫu nhãn hiệu với kích thước 8cm x 8 cm (trường hợp đăng ký nhãn hiệu).
- 02 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký (trường hợp đăng ký kiểu dáng công nghiệp).
- 02 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ, yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế); 02 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích).
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền.
- Tài liệu khác (nếu có).
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tác giả:
- Đơn đăng ký theo mẫu.
- Giấy cam đoan của tác giả.
- Quyết định giao việc cho tác giả hoặc văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm; tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm.
- Hợp đồng ủy quyền/giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả.
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập…
- Văn bản đồng ý của các tác giả (trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả).
- 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả/02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
- Bản sao chứng thực giấy chứng minh thư nhân dân của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm.
Hồ sơ đăng ký quyền đối với giống cây trồng cần có:
- Tờ khai theo mẫu; ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật.
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền (nếu có).
- Tài liệu khác (ví dụ như tài liệu chứng minh quyền được chuyển giao, quyền được hưởng ngày ưu tiên).
3.4. Nộp hồ sơ
Chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan theo quy định. Địa chỉ nộp đơn đăng ký tại 03 cơ quan đăng ký như sau:
- Cục Sở hữu trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
- Cục Trồng trọt: Nhà A6, 2, Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội.
Ngoài ra, các bạn có thể gửi hồ sơ đăng ký qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Tuy nhiên, hiện nay Cục đã cho phép các cá nhân, tổ chức đăng ký sở hữu trí tuệ online. Hình thức này vô cùng tiết kiệm thời gian nên bạn có thể áp dụng.
3.5. Nhận giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ từ cơ quan chức năng
Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển qua các giai đoạn thẩm định. Trong quá trình này, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo về tiến hành công việc, thông báo thiếu sót, thông báo dự định từ chối.
Khi hoàn thành xong quá trình thẩm định, Cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định cuối cùng về việc đồng ý hoặc không đồng ý cấp Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ. Dựa vào thông báo này, người nộp đơn sẽ tiến hành thực hiện tiếp các công việc liên quan.