[Cập nhật] Quy định thực hiện thủ tục công bố thực phẩm mới nhất
Mục lục
Công bố sản phẩm là công bố chất lượng sản phẩm, đây là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Theo quy định của Nhà nước, các sản phẩm, thực phẩm trước khi đưa ra thị trường cần phải được công bố. Bản công bố chất lượng sản phẩm được coi như giấy phép lưu hành sản phẩm trên thị trường. Vậy thủ tục công bố thực phẩm như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Phan Law Vietnam để biết thêm thông tin chi tiết.
1. Tại sao cần phải công bố thực phẩm?
Thực phẩm là sản phẩm đặc thù, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, vì vậy Nhà nước đã quy định các sản phẩm thực phẩm dù tự sản xuất hay nhập khẩu đều phải làm thủ tục công bố thực phẩm (hoặc chứng nhận hợp quy) trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.
Nếu tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định của Nhà nước sẽ bị xử phạt hành chính từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng và buộc phải tiêu hủy toàn bộ sản phẩm.
Một vài thực phẩm cần làm thủ tục công bố như sau:
- Thực phẩm nhập khẩu;
- Gia vị thực phẩm;
- Thực phẩm bổ sung vi chất;
- Nguyên liệu thực phẩm;
- Dụng cụ đựng thực phẩm.
2. Hồ sơ thực hiện thủ tục công bố thực phẩm
Căn cứ vào Luật An toàn thực phẩm và Nghị định hướng dẫn chi tiết có nêu rõ có sở pháp lý và hồ sơ công bố thực phẩm cần thiết như sau:
2.1. Cơ sở pháp lý về thủ tục công bố thực phẩm
- Căn cứ Luật An toàn thực phẩm 2010.
- Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
- Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh chịu sự giám sát, quản lý của Bộ Y tế.
2.2. Hồ sơ tự công bố thực phẩm
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ tự công bố sản phẩm như sau:
Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy xác nhận kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 17025 cấp bao gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro theo quy định quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân hành nghề y tế ban hành (bản chính chưa được Bộ Y tế công bố).
Theo đó, hồ sơ tự công bố thực phẩm bao gồm Bản tự công bố sản phẩm và Phiếu xác nhận kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ do phòng kiểm nghiệm được chỉ định cấp hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 17025 bao gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành.
Xem thêm: Dịch vụ công bố thực phẩm uy tín nhất 2023
3. Các bước công bố thực phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Quy trình công bố thực phẩm cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
- Tùy vào loại sản phẩm của bạn sẽ có mẫu thông báo công bố thực phẩm.
Bước 2: Nộp hồ sơ công bố thực phẩm cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
a. Đối với thực phẩm được phép tự công bố:
- Cá nhân, tổ chức tự đăng tải trên trang thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
- Công bố sản phẩm trên hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận công bố do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
b. Đối với sản phẩm là thực phẩm đăng ký công bố:
- Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm không có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới do Bộ Y tế quy định.
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ công bố thực phẩm
- Đây là nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước có liên quan, nhằm xác minh tính chính xác của hồ sơ. Bước này thông thường sẽ mất khoảng 10-15 ngày đối với việc tự công bố thực phẩm, còn đối với thực phẩm phẩm đăng ký công bố có thể lâu hơn khoảng 30-60 ngày.
Bước 4: Bổ sung, sửa đổi hồ sơ công bố thực phẩm (nếu cần)
- Nếu hồ sơ của bạn còn thiếu hoặc có sai sót thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản thông báo cho bạn biết để sửa đổi, bổ sung cho hồ sơ hợp lệ.
Bước 5: Xin phiếu công bố thực phẩm từ cơ quan nhà nước
- Khi hồ sơ của bạn hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Phiếu công bố thực phẩm cho cá nhân, tổ chức.