Cách nhận biết kẹo mứt Tết thật, giả khi mua sắm
Mục lục
1. Các mẹo giúp phân biệt kẹo mứt Tết thật, giả
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn nhận diện kẹo mứt thật giả khi đi sắm Tết:
1.1. Dựa vào tên thương hiệu
Để nhái các thương hiệu nổi tiếng mà không bị vi phạm pháp luật, tên của các sản phẩm hàng nhái thường sẽ khác hàng thật từ 1 – 2 chữ cái. Chính vì vậy, bạn nên quan sát kỹ tên thương hiệu trước khi mua bất kỳ loại kẹo mứt nào. Nếu thấy có dấu hiệu thì hãy lên Google kiểm tra lại tên hàng chính hãng.
Ví dụ: bánh thật là DANISA, còn bánh nhái là DARMISA, bánh thật là COSY còn bánh nhái là GOSY hoặc bánh thật Tipo, còn bánh nhái là Tippo…
1.2. Thông tin nhà sản xuất
Kẹo mứt nhái thường ghi địa chỉ cơ sở sản xuất chung chung, không có hạn sử dụng và thường không đề cập các thành phần có trong sản phẩm..
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng khi chọn mua kẹo mứt Tết nên chọn loại có nhãn hiệu, bao bì và địa chỉ rõ ràng, nên mua ở những siêu thị, cửa hàng uy tín…
Xem thêm: Tư vấn cách đăng ký bản quyền hình ảnh
1.3. Bao bì sản phẩm
Các cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi. Bao bì nhái in rất đẹp, rõ nét không khác gì hàng chính hãng. Do đó rất khó để phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng khi dựa vào bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn có những loại màu sắc không giống hàng gốc, các thông tin không rõ ràng, nếu để ý kỹ vẫn có thể phân biệt được. Cụ thể:
Hạn sử dụng: Kẹo mứt nhái có hạn sử dụng in khá mờ nhạt, có dấu hiệu tẩy xóa, thậm chí một số sản phẩm còn không in hạn sử dụng.
Nguồn gốc: Hàng nhái thường ghi địa chỉ cơ sở sản xuất không rõ ràng. Trong khi đó hàng chính hãng sẽ có địa chỉ rõ ràng, bánh nhập khẩu sẽ có nhãn tiếng việt kèm theo.
Hình thức bên trong: Chất lượng và hình thức bên trong hộp kẹo mứt giả rất sơ sài. Ví dụ: Hộp bánh Danisa thật bên trong có nhiều loại bánh khác nhau và mỗi loại ở ô riêng biệt, còn bánh Damisa giả bên trong chỉ có duy nhất một loại bánh và đặt chung với nhau.
Kiểm tra tem chống hàng giả: Nếu là hàng thật sẽ có tem chống hàng giả, nếu là hàng nhái chất lượng kém sẽ không có dán tem này. Nếu sợ tem bị làm giả thì bạn có thể phân biệt bằng một số cách dưới đây:
- Soi tia cực tím: Tem chống hàng giả là “thật”sẽ hiển thị đầy đủ thông tin doanh nghiệp cũng như ký hiệu bảo an của Bộ Công an. Ngược lại, tem chống hàng giả “nhái” sẽ không có những thông tin này.
- Quan sát ở nhiều góc khác nhau: Bạn nghiêng tem ở các góc độ khác nhau. Nếu tem thật sẽ có mã vạch phản quang, tem giả không có điều này.
- Màu sắc bánh kẹo: Các cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái thường sử dụng phẩm chất phụ gia, màu thường để đánh lừa người tiêu dùng. Những chất này có giá thành rẻ và chứa các chất độc hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi mua hàng bạn cần thận trọng với các thực phẩm có màu sắc bắt mắt.
2. Hành vi buôn bán kẹo mứt giả bị phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi buôn bán kẹo mứt Tết sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền cao nhất có thể lên đến 50 triệu đồng, còn với tổ chức sẽ phải chịu mức phạt gấp đôi.