Cách đăng ký bản quyền video trên Youtube
Mục lục
Do nhu cầu xem các thông tin giải trí trên youtube gia tăng nên nhiều cá nhân đã dùng thủ đoạn sao chép nội dung sáng tạo của người khác để biến nó thành của mình. Từ đó, họ lôi kéo đông đảo người theo dõi, tạo sự nổi tiếng cho chính mình, góp phần thuận lợi trong việc tiếp cận các hợp đồng lớn về quảng cáo. Do vậy, chủ sở hữu video cần thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách đăng ký bản quyền video trên Youtube.
1. Đăng ký bản quyền video trên Youtube là gì? Có bắt buộc không?
Youtube là một trang web chứa nhiều video có nội dung, chủ đề đa dạng thuộc các lĩnh vực như giải trí, thời sự, xã hội,… Tại đây, người dùng có thể đăng tải các video mình tạo ra hoặc tải về những video mà bản thân cảm thấy yêu thích.
Vậy đăng ký bản quyền video có thực sự cần thiết và bắt buộc không? Trước tiên, chúng tôi sẽ đưa ra định nghĩa của thủ tục này. Theo đó, đăng ký bản quyền tác giả về các video là việc tiến hành các thủ tục nhằm mục đích bảo hộ quyền của chủ sở hữu đối với các tác phẩm của mình đã đăng tải trên Youtube. Việc đăng ký bản quyền được thực hiện tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo chính sách của Youtube.
Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định bắt buộc phải thực hiện đăng ký bản quyền video trên Youtube. Tuy nhiên, nếu tiến hành thủ tục này, chủ sở hữu sẽ được đảm bảo một số quyền lợi như sau:
- Được Nhà nước bảo hộ về sản phẩm video của mình. Như vậy, các cá nhân khác không được đạo nhái, sao chép nội dung hoặc hình thức của người được bảo hộ.
- Được tự do chuyển quyền sở hữu, tặng cho hoặc mua bán, trao đổi với người khác.
- Có quyền yêu cầu Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khi các cá nhân khác sử dụng video của mình nhằm phục vụ mục đích tư lợi.

2. Cách đăng ký bản quyền video trên Youtube
Cách đăng ký bản quyền video trên nền tảng Youtube sẽ phải trải qua 4 bước sau:
2.1. Bước 1: Chọn hình thức bảo vệ bản quyền phù hợp
Như đã giới thiệu, có 02 cách đăng ký bản quyền video. Đó là đăng ký tại Cơ quan có thẩm quyền hoặc đăng ký trực tuyến theo content id. Tuy nhiên, trước khi đăng ký, chủ sở hữu nên so sánh về ưu và nhược điểm của các hình thức bảo hộ này qua các khía cạnh như phạm vi, mức độ, trình tự, thủ tục thời gian, chi phí,… Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp cho chính mình.
2.2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Đối với hình thức bảo hộ content id, tức là theo chính sách của Youtube, người dùng chỉ cần điền thông tin đăng ký theo mẫu đăng ký của youtube mà không cần chuẩn bị thêm các giấy tờ nào khác. Tuy nhiên, đối với hình thức bảo hộ bằng việc đăng ký quyền liên quan cho tác phẩm, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký quyền liên quan.
- 02 DVD chứa nội dung video cần đăng ký.
- Giấy tờ chứng minh tư cách chủ sở hữu như bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
- Giấy uỷ quyền và các loại giấy tờ khác có liên quan trong trường hợp uỷ quyền người khác đăng ký.
- Giấy cam đoan của tác giả sáng tạo sản phẩm.
- Quyết định giao việc cho tác giả.
- Tuyên bố tác giả đối với chủ sở hữu tác phẩm.

2.3. Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký
Đối với hình thức bảo hộ bản quyền video trên Youtube theo chính sách của Youtube, sau khi hoàn thiện việc điền mẫu, người đăng ký chỉ cần nhấn gửi và nộp cho Youtube xét duyệt. Điều kiện để được xét duyệt là chủ sở hữu cần có khoảng 10 video với số lượng người đăng ký nhất định. Thời gian trả kết quả tùy thuộc theo chính sách của Youtube.
Đối với hình thức đăng ký bảo hộ bản quyền video trên Youtube tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chủ sở hữu sẽ nộp hồ sơ chuẩn bị như đã nêu trên đến Cục bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục hoặc Sở văn hóa thể thao và du lịch để được xem xét. Thời gian xử lý sẽ trong khoảng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
2.4. Bước 4: Nhận kết quả
Đối với hình thức bảo hộ theo chính sách của Youtube, nếu được Youtube xét duyệt về bản quyền, người đăng ký sẽ có dấu tích xanh bên cạnh tên kèm dòng mô tả. Theo đó, khi các video khác đăng tải có sử dụng hình ảnh hoặc âm thanh không được cho phép, Youtube sẽ tự động tiến hành việc gỡ bỏ.
Đối với hình thức còn lại, người đăng ký sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Nhờ đó, chủ sở hữu sẽ được miễn trừ nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra. Đồng thời có thể yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền giải quyết nếu phát hiện sự xâm phạm bản quyền của mình đến từ chủ thể khác. Do đó, khi đã đáp ứng đủ các điều kiện, tác giả nên thực hiện việc đăng ký bản quyền nhằm bảo hộ quyền lợi hợp pháp của mình, tránh tình trạng đạo nhái, đánh cắp chất xám.