Cách đăng ký bản quyền thương hiệu
Mục lục
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, việc đăng ký bản quyền thương hiệu là quá trình không thể thiếu của các công ty/doanh nghiệp trong việc tạo chỗ đứng nhất định trên thị trường. Bởi việc đăng ký không chỉ bảo vệ những quyền lợi chính đáng của họ mà đây còn là cách thức xây dựng thương hiệu, tạo ra uy tín trong lòng Khách hàng. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn tập trung về cách đăng ký bản quyền thương hiệu. Mong rằng bài viết sẽ hỗ trợ được cho các bạn trong quá trình đăng ký.
1. Những lưu ý khi đăng ký bản quyền thương hiệu
Khi tiến hành đăng ký bản quyền thương hiệu thì các bạn nên đánh giá khả năng đăng ký thông qua việc tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu sẽ giúp chủ sở hữu thương hiệu biết được rằng tại thời điểm hiện tại thương hiệu của chủ sở hữu đã có ai đăng ký hay chưa? Tra cứu trước giúp cho việc đăng ký thương hiệu của bạn diễn ra nhanh chóng hơn, tránh mất thời gian, tiền bạc và công sức. Bạn có thể tiến hành tra cứu sơ bộ tại trang web của Cục sở hữu trí tuệ hoặc sử dụng dịch trụ tra cứu tại các Công ty luật, Văn phòng luật sư,…
Bên cạnh việc tra cứu, các bạn cần giữ giấy tờ thanh toán phí, lệ phí đăng ký cũng như chuẩn bị thật kỹ lưỡng những giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký. Bởi vì khi Cục sở hữu trí tuệ nhận được bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ tiến hành kiểm tra chứng từ đã nộp phí, lệ phí và hình thức đơn đăng ký. Để từ đó xem xét đơn đăng ký có hợp lệ hay không.
2. Hướng dẫn cách đăng ký bản quyền thương hiệu
Dưới đây là cách đăng ký bản quyền thương hiệu thông qua các bước thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu được diễn ra như sau:
Bước 1: Thiết kế và lựa chọn thương hiệu cần đăng ký
Khi thiết kế thương hiệu cần lưu ý không nên lựa chọn những mẫu thương hiệu quá đơn giản, không có tính phân biệt cao hoặc là những cụm từ đơn giản, được sử dụng hàng ngày.
Bước 2: Tra cứu mẫu thương hiệu
Sau khi thiết kế xong và lựa chọn mẫu thương hiệu muốn thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu, Khách hàng cần tiến hành tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ để đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu. Việc tra cứu thương hiệu để tránh trường hợp hồ sơ đăng ký bảo hộ bị từ chối do tương tự hoặc trùng với thương hiệu của người khác đã đăng ký trước đó.
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ đăng ký và nộp cho cơ quan chức năng
Cần chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu đăng ký;
- Mẫu thương hiệu dự định đăng ký bảo hộ độc quyền;
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện (nếu có);
- Văn bản chứng minh quyền thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên;
- Bản sao hợp lệ chứng từ thanh toán phí, lệ phí đăng ký bảo hộ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên thì nộp tại trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Theo dõi quá trình thẩm định đơn đăng ký thương hiệu
Đơn đăng ký thương hiệu sẽ được thẩm định qua nhiều giai đoạn và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, Quý Khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu sót không cần thiết.
Bước 4: Nhận GCN thương hiệu
Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không? Khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Khách hàng sẽ nộp một khoản chi phí để có thể nhận được GCN đăng ký thương hiệu sản phẩm, dịch vụ.
3. Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền thương hiệu như thế nào?
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền không chỉ là đơn vị tư vấn pháp lý và còn hỗ trợ Khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký bản quyền thương hiệu như sau:
Bước 1: Tư vấn Khách hàng
Khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp các vấn đề đăng ký bản quyền logo, nhãn hiệu như lợi ích của việc đăng ký, những hình thức đăng ký bảo hộ, hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký, chi phí bao nhiêu?…
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi tư vấn hướng giải quyết, chúng tôi sẽ yêu cầu Khách hàng hỗ trợ cung cấp thông tin, giấy tờ liên quan đến quá trình đăng ký để soạn thảo đơn đăng ký, chuẩn bị hồ sơ đăng ký.
Bước 3: Phân công Luật sư giải quyết
Chúng tôi sẽ tiến hành phân công Luật sư để đại diện Khách hàng nộp hồ sơ đăng ký, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo dõi hồ sơ cũng như gửi thông báo về tình hình đăng ký cho Khách hàng.