Thủ tục đăng ký logo thương hiệu
Mục lục
Đăng ký logo thương hiệu là cơ sở để các cá nhân, tổ chức được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bởi Nhà nước và pháp luật. Điều này góp phần tránh tình trạng đạo nhái, sao chép nhãn hiệu bất hợp pháp từ một số chủ thể khác. Tuy nhiên, để đăng ký logo cho thương hiệu, cần phải trải qua quy trình khắt khe và nghiêm ngặt của pháp luật. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn về cách thức tiến hành thủ tục này.
1. Thủ tục đăng ký logo thương hiệu được thực hiện thế nào?
Đăng ký logo cho thương hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng lại đóng vai trò rất lớn đối với các chủ thể là chủ sở hữu các sản phẩm mang tính độc quyền của mình. Để thực hiện việc đăng ký logo, nhãn hiệu, các cá nhân, tổ chức sẽ tiến hành theo trình tự như sau:
Bước 1: Chuẩn bị logo và phân nhóm sản phẩm/dịch vụ mà logo đăng ký
Trước khi tiến hành đăng ký logo, bước quan trọng đầu tiên là chủ sở hữu cần thiết kế logo cho sản phẩm, dịch vụ của mình theo chính ý tưởng cá nhân. Sau đó, sẽ phân loại nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ mà logo đăng ký.
Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký logo thương hiệu
Việc tra cứu khả năng đăng ký logo thương hiệu được thực hiện trước khi chủ sở hữu chính thức nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ. Điều này nhằm tránh sự trùng lặp hoặc giống, có sự nhầm lẫn với logo, nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó. Nếu trong quá trình tra cứu phát hiện vấn đề này, chủ sở hữu cần phải sửa đổi mẫu logo của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để đáp ứng yêu cầu bảo hộ logo theo quy định pháp luật. Để tra cứu logo, tài liệu chủ sở hữu sẽ chuẩn bị là:
- Mẫu logo (File mềm).
- Nhóm sản phẩm/dịch vụ cần tra cứu.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi tra cứu và đánh giá được khả năng đăng ký, chủ sở hữu sẽ nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Do đơn phải trải qua quá trình thẩm định tương đối phức tạp nên nếu có điều kiện, người làm đơn nên nộp sớm để được hưởng những ưu đãi nhất định. Theo đó, quá trình thẩm định sẽ trải qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn
Đơn đăng ký sau khi được nộp sẽ được Phòng Đăng ký thuộc Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định về mặt hình thức. Tại giai đoạn này, Cục sẽ xem xét về hình thức chủ yếu như thông tin trên tờ khai đã đầy đủ, chính xác chưa, mẫu logo kèm màu sắc đã đúng kích thước, phí đăng ký đã được nộp đầy đủ chưa,…? Nếu đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ cho chủ sở hữu. Thời gian thẩm định sẽ trong khoảng 1 – 2 tháng tính từ ngày đơn được nộp.
Giai đoạn 2: Công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp
Trong giai đoạn này, Cục sẽ phát hành 02 công báo đến những đơn đã nộp. Tại đây, nếu đơn đã hợp lệ, chủ sở hữu sẽ thấy được các đơn đăng ký của mình trên công báo.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký
Thời gian này sẽ kéo dài khoảng từ 12 – 15 tháng. Đây là thời gian Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng đăng ký logo công ty trước khi ra thông báo nộp phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho chủ đơn.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký logo cho chủ sở hữu
Sau khi hoàn tất giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký và đạt yêu cầu, chủ sở hữu sẽ được thông báo nộp chi phí cấp bằng bảo hộ. Thời gian diễn ra trong khoảng từ 01 – 02 tháng sau khi chủ đơn đã nộp đầy đủ.
Như vậy, tổng thời gian đăng ký logo tính từ ngày nộp đơn đến khi được nhận Giấy chứng nhận là khoảng thời gian 14 – 16 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, với số lượng đơn lớn như hiện nay thì thời gian có thể kéo dài hơn.
2. Không đăng ký bảo hộ logo, chủ sở hữu phải chịu rủi ro gì?
Hiện nay, đăng ký logo thương hiệu không phải là thủ tục bắt buộc, do đó vẫn chưa có chế tài xử phạt nếu chủ sở hữu không thực hiện công việc này. Tuy nhiên, chủ sở hữu sẽ phải đối mặt với các rủi ro, cụ thể như sau:
Mất quyền đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc nộp đơn sớm nhất. Do vậy, nếu người khác đăng ký logo trước khi chủ sở hữu thực hiện thì có khả năng sẽ mất quyền đăng ký.
Không thể ràng buộc người khác chịu trách nhiệm pháp lý nếu có hành vi xâm phạm
Theo đó, nếu chủ sở hữu không thực hiện việc đăng ký và không được cấp Giấy chứng nhận thì sẽ không thể ràng buộc những đối tượng có hành vi xâm hại đến quyền sở hữu trí tuệ đối với logo sản phẩm/dịch vụ của mình.
Không tạo được uy tín đối với khách hàng cũng như đối tác làm ăn
Trên thực tế, việc đăng ký logo độc quyền cũng là cách tạo dựng uy tín và niềm tin cho khách hàng cũng như đối tác làm ăn. Trong trường hợp khách hàng hoặc đối tác bắt gặp doanh nghiệp, cá nhân khác có mẫu logo tương tự thì khả năng cao có thể nghi ngờ đến tính trung thực của bạn.