Bảo hộ bản quyền bằng biện pháp dân sự
Mục lục
Bảo hộ bản quyền là nhu cầu cấp thiết của toàn bộ tổ chức, cá nhân đang sở hữu loại tài sản sở hữu trí tuệ này. Bản quyền là loại tài sản đặc biệt được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ bằng nhiều biện pháp khác nhau. trong đó biện pháp dân sự thường xuyên được áp dụng. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu chi tiết hơn về hoạt động bảo vệ bản quyền bằng biện pháp dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Bản quyền là loại tài sản như thế nào?
Bản quyền là tên thường gọi của quyền tác giả, là một trong những loại quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật ghi nhận bảo hộ. Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có định nghĩa: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”.
Bảo hộ bản quyền là việc bảo hộ những quyền nhân thân, quyền tài sản gắn với tác phẩm mà bạn sáng tạo, sở hữu. Các quyền này bao gồm:
- Đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Các biện pháp dân sự được áp dụng để bảo hộ bản quyền
Khi phát hiện hành vi xâm phạm đến bản quyền mà bạn đang sở hữu, bạn có thể thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án can thiệp, xử lý, hỗ trợ bảo hộ bản quyền bằng biện pháp dân sự. Tùy thuộc vào chi tiết hành vi, hậu quả hành vi xâm phạm; Tòa án sẽ xem xét để quyết định áp dụng các biện pháp dân sự phù hợp theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, bao gồm:
“1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
4. Buộc bồi thường thiệt hại.
5. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng.”
Xác định thiệt hại từ hành vi xâm phạm bản quyền
Quyền tác giả như đã biết bao gồm quyền nhân thân đại diện cho những giá trị iình thần của tác phẩm mang lại cho tác giả, và quyền tài sản là những quyền mang lại giá trị thương mại cho chủ sở hữu tác phẩm. Việc xác định thiệt hại từ các hành vi xâm phạm bản quyền được thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, cụ thể:
“1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
b) Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.
2. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.”