Tìm hiểu bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Bên cạnh việc tìm hiểu những quy định trước khi thành lập công ty, bạn cần nắm rõ những giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký công ty và thủ tục đăng ký được diễn ra như thế nào? Hiểu rõ nhu cầu của các bạn, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ giải đáp chi tiết những nội dung trên thông qua bài viết dưới đây.
1. Tư vấn hồ sơ thành lập công ty hiện nay?
Mỗi loại hình doanh nghiệp kinh doanh sẽ yêu cầu bộ hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp khác nhau, cụ thể như sau:
Công ty tư nhân:
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Bản sao y giấy căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của chủ công ty tư nhân.
Công ty hợp danh:
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Dự thảo điều lệ thành lập công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao y giấy cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của thành viên;
- Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Dự thảo điều lệ thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao y giấy cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của những thành viên công ty là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của thành viên là tổ chức; căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty cổ phần:
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Dự thảo điều lệ thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của cổ đông là tổ chức; căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
- Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.
2. Trình tự các bước thành lập doanh nghiệp như thế nào?
Trình tự các bước thành lập công ty được diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ đăng ký và nộp hồ sơ
Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn để chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ như trên. Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ, bạn lựa chọn phương thức nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính;
- Nộp bằng đường bưu điện;
- Nộp online bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký hoạt động kinh doanh.
Bước 2: Nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ thành lập công ty, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thẩm định bộ hồ sơ. Nếu như hồ sơ thành lập công ty hợp lệ và đầy đủ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ công ty không hợp lệ hoặc không đầy đủ thì sẽ nhận được văn bản thông báo từ chối có nêu rõ lý do.
Bước 3: Công bố thông tin doanh nghiệp
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
Bước 4: Kê khai thuế
Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…);
Bước 5: Khắc dấu
Chủ doanh nghiệp cần cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu.
3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm nội dung gì?
Trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm những thông tin sau:
- Mã số công ty là nội dung quan trọng đầu tiên trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi công ty sẽ có một mã số khác nhau, được ghi nhận trên hệ thống thông tin điện tử về doanh nghiệp. Mã số này sẽ giúp phân biệt các công ty với nhau, cũng như giúp cơ quan thẩm quyền có thể dễ dàng quản lý hơn;
- Tên của doanh nghiệp bao gồm nội dung là tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng Anh, tên viết tắt (nếu có);
- Ghi cụ thể thông tin về địa chỉ trụ sở chính của công ty tại đâu; số điện thoại, email của công ty;
- Thông tin về vốn điều lệ đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tỷ lệ góp vốn của các thành viên góp vốn;
- Họ và tên; địa chỉ thường trú; địa chỉ liên hệ; quốc tịch; số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của công ty và của thành viên là cá nhân.