Chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm bao nhiêu tiền?
Mục lục
Đăng ký bản quyền sản phẩm được hiểu như thế nào? Nó đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích nào? Việc đăng ký này có phải là thủ tục bắt buộc không? Chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm bao nhiêu tiền? Cùng giải đáp các thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
1. Đăng ký bản quyền sản phẩm hiểu thế nào cho đúng?
Trước khi tìm hiểu về chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm chúng ta cần làm rõ thế nào là đăng ký bản quyền sản phẩm và đăng ký dưới hình thức nào. Hiện nay trong các văn bản pháp luật không có quy định giải thích cụ thể thế nào là đăng ký bản bản quyền sản phẩm.
Đăng ký bản quyền sản phẩm thực chất là tên gọi chung cho việc cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình. Căn cứ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ thì sản phẩm có thể được bảo hộ bản quyền dưới nhiều hình thức khác nhau.
Các hình thức bảo hộ bản quyền sản phẩm, ví dụ như:
- Nếu bảo hộ hình thức bên ngoài của sản phẩm thì có thể đăng ký bảo hộ dưới dạng đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay kiểu dáng sản phẩm.
- Nếu bảo hộ về mặt tên gọi, biểu trưng cho sản phẩm thì nên đăng ký bảo hộ dạng nhãn hiệu.
- Nếu bảo hộ các yếu tố kỹ thuật hoặc công thức tạo ra sản phẩm thì có thể xem xét đăng ký bản quyền sáng chế.
2. Lợi ích của việc đăng ký bản quyền sản phẩm
Trong thời đại công nghệ, kinh tế phát triển như hiện nay thì việc đăng ký bảo hộ bản quyền cho các sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Bạn có thể thấy, nếu sản phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường mà chưa được đăng ký bảo hộ có thể khiến chủ sở hữu mất sản phẩm, thậm chí gây thiệt hại cho công ty. Như vậy, việc đăng ký bảo hộ giúp doanh nghiệp vừa bảo hộ sản phẩm của mình, vừa tạo được thương hiệu riêng.
Bên cạnh đó, giúp chủ sở hữu có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Ví dụ khi có tranh chấp xảy ra thì với một sản phẩm chưa đăng ký bảo hộ bạn sẽ phải chứng minh được quyền của mình đối với sản phẩm đó.
3. Có bắt buộc phải đăng ký bản quyền sản phẩm hay không?
- Hiện nay, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì có một số đối tượng sở hữu trí tuệ không bắt buộc phải đăng ký ví dụ như quyền tác giả. Tuy nhiên cũng có những nhóm đối tượng pháp luật bắt buộc phải đăng ký, ví dụ như nhóm quyền sở hữu công nghiệp (kiểu dáng, sáng chế, nhãn hiệu trừ nhãn hiệu nổi tiếng,…)
- Với những sản phẩm không bắt buộc phải đăng ký thì chủ sở hữu có thể đăng ký theo yêu cầu. Còn với những nhóm đối tượng phải đăng ký mà không thực hiện đăng ký khi sử dụng thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật khi phát hiện. Mức độ xử phạt tùy vào hành vi vi phạm.
4. Chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm hết bao nhiêu tiền?
Chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm được hiểu đơn giản là các khoản mà người đăng ký phải nộp. Chi phí ở đây bao gồm chi phí nộp cho cơ quan nhà nước và chi phí sử dụng dịch vụ (nếu có). Ngoài ra, chi phí này sẽ phụ thuộc đối tượng đăng ký bản quyền sản phẩm.
- Ví dụ: Chi phí nộp cho cơ quan nhà nước khi đăng ký bản quyền tác giả là 100.000 đồng đối với các tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm nhiếp ảnh,…. Còn đối với các dạng đối tượng như tác phẩm kiến trúc là 300.000 đồng.
- Hoặc ví dụ về phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ là khoảng 550.000 đồng. Phí sử dụng văn bản bảo hộ đối với nhãn hiệu cho nhóm sản phẩm cho 10 năm sẽ là 700.000 đồng.
Riêng phí thẩm định đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid sẽ cao hơn, cụ thể là 3.600.000 đồng với mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm để bạn đọc tham khảo. Như vậy, với mỗi nhóm đối tượng đăng ký thì chi phí sẽ khác nhau. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.