Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì?
Mục lục
Khi muốn mở công ty, bạn cần nắm rõ những vấn đề trước và sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì? Điều đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan cả quá trình cũng như tránh xảy ra sai sót hay thiếu ở bất kỳ khâu nào. Ở những bài trước, chúng tôi sẽ tư vấn rất kỳ về những công việc cần phải thực hiện trước khi thành lập công ty, hồ sơ và thủ tục thành lập công ty. Do đó, ở bài này, chúng tôi sẽ tập trung tư vấn sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì?
1. Điều kiện thành lập công ty thành công là gì?
Cần đáp ứng những điều kiện sau đây để quá trình thành lập công ty được diễn ra thuận lợi và thành công, cụ thể như sau:
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phải đầy đủ giấy tờ và hợp lệ. Vì khi nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Chỉ khi hồ sơ đăng ký công ty đầy đủ và hợp lệ thì mới có khả năng được chấp thuận cấp Giấy chứng nhận;
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh phải được nhà nước cho phép, không thuộc những trường hợp ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định pháp luật;
- Tên công ty phải được đặt theo quy định của pháp luật, bao gồm nội dung về loại hình doanh nghiệp, tên riêng của doanh nghiệp. Không bị trùng hoặc tương tự với tên của những công ty đã đăng ký trước đó;
- Nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì?
Sau khi thành lập doanh nghiệp thì cần thực hiện những công việc sau:
Thứ nhất, công bố nội dung đăng ký kinh doanh
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Nếu không công bố nội dung đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Thứ hai, khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Doanh nghiệp liên hệ khắc dấu và đăng ký mẫu dấu tại cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực. Chỉ được sử dụng con dấu sau khi công bố mẫu dấu trên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Lưu ý: Hiện nay, doanh nghiệp được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu, tức là doanh nghiệp có thể khắc nhiều con dấu và tự quyết định hình thức mặt dấu.
Thứ ba, liên hệ cơ quan thuế để nộp tờ khai, kê khai thuế ban đầu, nộp thuế
Sau khi có mã số thuế, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…)
Thứ tư, khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở. Số lượng người lao động khai trình không bao gồm những người đang thử việc.
Thứ năm, xây dựng và thông báo Thang lương, Bảng lương
Cần phải xây dựng Thang lương, Bảng lương. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Thứ sáu. xây dựng và đăng ký Nội quy lao động
Công ty có từ 10 người lao động trở lên thì phải có Nội quy lao động bằng văn bản. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ban hành Nội quy lao động thì doanh nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký Nội quy lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở.
3. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì?
Quy trình thực hiện dịch vụ hỗ trợ thủ tục sau khi thành lập công ty được diễn ra như sau:
Bước 1: Hỗ trợ kê khai thuế
Hỗ trợ kê khai và nộp tiền thuế môn bài khi doanh nghiệp mới hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bước 2: Hỗ trợ khắc con dấu công ty
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế. Tiến hành hỗ trợ khắc dấu doanh nghiệp tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh khắc dấu khi được yêu cầu. Doanh nghiệp sẽ tự quyết định loại dấu, hình thức và số lượng con dấu của mình.
Bước 3: Công bố mẫu dấu
Sau khi con dấu có hiệu lực được đưa vào sử dụng thì cần phải công bố mẫu dấu của công ty trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nhận thông báo về mẫu dấu của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh trao biên nhận cho doanh nghiệp và thực hiện đăng tải thông báo lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời thông báo về việc đăng tải mẫu dấu cho doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Hỗ trợ nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Hỗ trợ những thủ tục khác
Khi khách hàng muốn được hỗ trợ chuyên sâu những nội dung khác để quá trình hoạt động kinh doanh, hãy liên hệ Văn phòng đăng ký bản quyền để được hỗ trợ tận tình.