Những giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu
Mục lục
Việc nhập khẩu nhiều loại mặt hàng để tiêu thụ trên thị trường không còn xa lạ với chúng ta. Việc công bố thực phẩm nhập khẩu là thủ tục mà các doanh nghiệp cần phải làm trước khi đưa sản phẩm nhập khẩu lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Hiện nay thủ tục thực hiện công bố chất lượng sản phẩm là bắt buộc, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Để công bố thì cần chuẩn bị bộ hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu như thế nào? Câu trả lời sẽ được thể hiện trong bài tư vấn dưới đây.
1. Tìm hiểu hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Bản công bố sản phẩm (Mẫu 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);
- GCN lưu hành tự do hoặc GCN xuất khẩu hoặc GCN y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong thời hạn 12 tháng được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng sản phẩm hoặc thành phần sản phẩm;
- GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (GMP) hoặc GCN tương đương khi sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01/07/2019.
2. Thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến:
- Bộ Y tế: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm;
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định: Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
- Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định: Khi sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định.
Lưu ý: Khi có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì chỉ làm thủ tục đăng ký tại một cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn; các lần tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.
Sau khi nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Trong trường hợp không đồng ý hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
3. Dịch vụ hỗ trợ công bố thực phẩm nhập khẩu nhanh chóng, thuận tiện
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền hỗ trợ dịch vụ công bố thực phẩm nhập khẩu nhanh chóng và thành công nhất cho Khách hàng:
Bước 1: Tư vấn chi tiết
Dựa trên những thông tin về sản phẩm mà Khách hàng cung cấp, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết các vấn đề liên quan đến sản phẩm trong quá trình thực hiện thủ tục công bố thực phẩm.
Bước 2: Xây dựng bộ hồ sơ tiêu chuẩn theo yêu cầu
Với mỗi loại hàng hóa, sản phẩm sẽ có yêu cầu về hồ sơ, thủ tục đăng ký công bố chất lượng sản phẩm khác nhau. Do đó, với mỗi trường hợp, chúng tôi sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ riêng. Sau khi hoàn thiện, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ đại diện doanh nghiệp liên hệ, nộp hồ sơ đến đúng cơ quan chuyên trách.
Bước 3: Theo dõi quá trình xử lý và bàn giao kết quả cho Khách hàng
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền sẽ theo dõi sát quá trình thẩm định hồ sơ và bàn giao Giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm ngay khi nhận được.