Làm cách nào để đăng ký bản quyền logo cá nhân?
Mục lục
Đăng ký bản quyền logo cá nhân là xu hướng hiện tại của rất nhiều người. Logo cá nhân mang lại càng ngày khẳng định được giá trị của mình trên thị trường, cũng như trong các hoạt động xã hội hàng ngày. Việc bảo hộ logo cá nhân đồng thời là bảo hộ cho giá trị thương hiệu cá nhân mỗi người. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu thêm các thông tin về cách đăng ký logo cá nhân ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Logo cá nhân là gì?
Logo cá nhân có thể hiểu đơn giản là biểu tượng thương hiệu cá nhân. Đây là thành phẩm đầu tư thiết kế để mang đến cho người xem những thông điệp mà chủ sở hữu logo muốn truyền tải. Tác phẩm logo là loại tài sản không thể thiếu và đặc biệt quan trọng trong quá trình kinh doanh, hoặc quá trình sáng tạo, khẳng định thương hiệu của mỗi chủ thể. Vì vậy việc bảo hộ logo ngay từ những bước đầu tiên khi sử dụng rất cần thiết.
Cách đăng ký bản quyền logo cá nhân?
Để đăng ký bản quyền logo cá nhân, trước hết cần đảm bảo hình thức thể hiện của logo phù hợp với một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật. Với cấu tạo bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ, thông thường logo cá nhân sẽ được thể hiện và bảo hộ dưới loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì?
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải có hình thức thể hiện phù hợp để được bảo hộ quyền tác giả, theo đó: “Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.”
Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền logo cá nhân như thế nào?
Thủ tục đăng ký bản quyền logo cá nhân được tiến hành tại Cục Bản quyền Việt Nam, hoặc các văn phòng đại diện hợp pháp của Cục. Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho logo của mình trực tiếp hoặc gián tiếp đến Cục Bản quyền. Thành phần hồ sơ cần đáp ứng đủ các tài liệu theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[19] quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”
Logo cá nhân được bảo hộ bằng những hình thức nào?
Tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền logo cá nhân với mục đích chính nhằm để pháp luật có thể ghi nhận lại quyền tác giả của bạn đối với loại tác phẩm này. Khi không may xảy ra tranh chấp, hoặc phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả trái phép với logo mà bạn đang sở hữu, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tự bảo hộ như:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình