Thủ tục đăng ký bản quyền website – Những lưu ý không thể bỏ qua!
Mục lục
Thủ tục đăng ký bản quyền website là một trong những thủ tục hành chính và bắt buộc phải thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định. Trong thời buổi hiện tại, mọi hoạt động đều đi gắn liền với công nghệ, vì vậy các tổ chức, cá nhân kinh doanh không thể bỏ qua việc sở hữu website của riêng mình. Website cũng dần trở thành tài sản cực kỳ quan trọng, cũng như là miếng mồi béo bở cho các đối tượng xấu hướng tới.
Thủ tục đăng ký bản quyền website có bắt buộc không?
Pháp luật không bắt buộc chủ sở hữu, tác giả sáng tạo ra website phải thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền website. Đây là thủ tục mang tính chất hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, website ngày càng khẳng định giá trị của có trong những hoạt động kinh doanh, hoạt động dân sự thông thường. Vì vậy, để xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc bảo vệ website của mình, bạn không thể bỏ qua việc bảo hộ quyền tác giả cho website với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, website được xem là một loại tài sản sở hữu trí tuệ đặc biệt đối với chủ sở hữu, bạn hoàn toàn có thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ này để thực hiện các giao dịch dân sự thương mại.
Website được bảo hộ như thế nào?
Website được sáng tạo ra từ chương trình máy tính, viết thành tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP. Pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành chấp thuận bảo hộ website như một tài sản sở hữu trí tuệ với hình thức bảo hộ quyền tác giả của chương trình máy tính.
Căn cứ xác lập quyền tác giả đối với website
Như mọi đối tượng quyền tác giả khác, website dưới dạng chương trình máy tính được xác lập quyền tác giả ngay từ khi người viết website hoàn chỉnh tập tin của mình dưới một hình thức nhất định. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có hướng dẫn:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Vì hoạt động xác lập quyền với cơ chế tự động, nên như chia sẻ của Phan Law Vietnam ở trên, thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền website không phải là thủ tục bắt buộc mà chỉ được pháp luật khuyến khích thực hiện.
Điều kiện để website được bảo hộ quyền tác giả
Để website của bạn được pháp luật công nhận bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm này cần đảm bảo ít nhất hai yếu tố:
Thứ nhất, thuộc các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Thứ hai, do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Hồ sơ đăng ký bản quyền website
Để tiến hành đăng ký bản quyền website, bạn cần chuẩn bị được các tài liệu pháp lý theo đúng quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, về cơ bản bao gồm:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm website
- Hình ảnh chụp giao diện website
- Bản in bộ code của website, hình ảnh, nội dung thể hiện của website cần được bảo hộ
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, chủ sở hữu, nếu website có đồng tác giả, chủ sở hữu
- Giấy cam đoan tác phẩm do được chính tác giả sáng tạo ra, không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào.
Thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền website ở đâu?
Cục Bản quyền là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, thẩm định, cấp giấy chứng nhận bảo hộ cho các hồ sơ đăng ký bản quyền website. Ngoài trụ sở chính, Cục Bản quyền còn có hai văn phòng đại diện để hỗ trợ cho người dân có nhu cầu bảo hộ trên toàn quốc. Thông tin liên hệ chi tiết:
- Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội
- Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tại TP.Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
- Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tại TP.Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng