Tại sao phải đăng ký bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp
Tầm quan trọng của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là không thể phủ nhận. Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chính là một hành động để tự bảo vệ bản thân mình chống lại những hành vi xâm phạm đến kiểu dáng công nghiệp thuộc sở hữu. Trên thực tế, việc làm này đã phát huy tác dụng cao trong bối cảnh thị trường luôn có những sự cạnh tranh.
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là một thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp do mình làm chủ sở hữu. Có thể nói, không phải kiểu dáng nào được sáng tạo ra cũng có thể đăng ký bảo hộ mà chỉ những kiểu dáng đáp ứng những điều kiện nhất định, có tính mới, có tính sáng tạo và được sáng tạo ra bởi tâm huyết và óc sáng tạo của chủ sở hữu mới có thể đăng ký. Do đó, không thể để trường hợp kiểu dáng công nghiệp của chính bản thân mình sáng tạo ra nhưng lại bị đối tượng khác lấy cắp ý tưởng hay có những hành vi khác xâm phạm đến kiểu dáng công nghiệp mà không được chủ sở hữu đồng ý. Tuy việc đăng ký cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không phải là việc làm bắt buộc nhưng việc đăng ký này như đã nói có ý nghĩa rất lớn. Đây chính là hành động để bảo vệ chính tài sản của bản thân mình.
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của kiểu dáng công nghiệp thì càng cần thiết hơn phải làm thủ tục cấp văn bằng bảo hộ. Một sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ khẳng định được vị trí của chính bản thân sản phẩm vì không phải kiểu dáng nào cũng được cấp văn bằng bảo hộ. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng loại, cùng lĩnh vực là không thể tránh khỏi. Cạnh tranh có thể xảy ra theo từng vấn đề rất lớn như chất lượng sản phẩm, giá thành hoặc có khi là màu sắc, kiểu dáng của sản phẩm. Một sản phẩm có một kiểu dáng công nghiệp được đăng ký mang lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, từ đó có thể phát triển các kiểu dáng khác phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Kiều dáng đăng ký bắt mắt đi kèm với tính năng vượt trội chắc chắn sẽ khẳng định được vị trí của sản phẩm trên thị trường.
Trường hợp có hành vi xâm phạm đến kiểu dáng công nghiệp thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp nhưng trước hết chủ sở hữu phải chứng minh quyền sở hữu của mình đối với kiểu dáng công nghiệp trước. Một trong những tài liệu chứng minh có sức thuyết phục nhất đó chính là Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ. Khi chứng minh được quyền sở hữu, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, ngăn chặn, yêu cầu xử phạt vi phạm cũng như yêu cầu bồi thường thiệt hại.