Đăng ký bản quyền âm nhạc hiệu quả nhất
Mục lục
Thủ tục đăng ký bản quyền âm nhạc không còn quá xa lạ với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc. Trên thực tế, thị trường âm nhạc phát triển ngày một lớn mạnh đi kèm với đó là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Việc bảo hộ bản quyền âm nhạc không những bảo hộ đứa con tinh thần của tác giả, mà còn khẳng định về giá trị to lớn mà tài sản sở hữu trí tuệ đem lại cho chủ sở hữu.
1. Tác phẩm âm nhạc có được bảo hộ quyền tác giả?
Tác phẩm âm nhạc phải được thể hiện đúng theo quy định pháp luật mới được xếp vào đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:
“Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.”
Nếu tác phẩm âm nhạc của bạn đáp ứng đủ điều kiện trong, tác phẩm sẽ được bảo hộ quyền tác giả kể từ khi được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Thực chất, thủ tục đăng ký bản quyền âm nhạc không phải là thủ tục pháp lý bắt buộc tuy nhiên lại là thủ tục vô cùng quan trọng. Khi thực hiện thủ tục bảo hộ bản quyền thành công, bạn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm. Đây chính là tài liệu pháp lý hữu ích nhất để chứng minh quyền tác giả của bạn, cũng như bạn hoàn toàn có thể dựa trên văn bằng thực hiện các giao dịch mang lợi ích kinh tế.
2. Quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc có bị giới hạn hay không?
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Đây là hai quyền đi liền với tác phẩm dù bạn có thực hiện đăng ký bản quyền âm nhạc hay không. Quyền nhân thân bao gồm các quyền quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ:
- Đặt tên cho tác phẩm.
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản thường đi với những lợi ích mà tác phẩm mang lại cho chủ sở hữu: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm…. Thực chất, quyền tác giả cũng có những giới hạn riêng. Theo quy định tại Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ:
“1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”